TÌM HIỂU QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
Giấy phép nhập khẩu là một trong những giấy tờ quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nếu doanh nghiệp đang có ý định nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những thông tin quan trọng về loại giấy tờ này. Vì vậy, trong bài viết này, Smart Link sẽ giải đáp định nghĩa về giấy phép nhập khẩu và thủ tục cần thiết để xin giấy phép nhập khẩu.
Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép
Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu thuộc quản lý của một số Bộ bao gồm:
- Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế, hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan,… (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương).
- Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải (phạm vi quản lý của Bộ Giao Thông Vận tải).
- Thuốc bảo vệ thực vật các loại, chế phẩm sinh học, phân bón,… (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn).
- Tem bưu chính, các sản phẩm giám sát, an toàn thông tin mạng,… (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông).
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc chưa đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trang thiết bị y tế,… (phạm vi quản lý của Bộ Y Tế).
- Vàng nguyên liệu (quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Danh sách hàng hóa nhập khẩu phải theo giấy phép được liệt kê đầy đủ và chi tiết tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính Phủ.
Hồ sơ xin giấy phép
Cụ thể, Khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp, thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định.
Quy trình xin giấy phép
Quy trình xin cấp giấy phép nhập khẩu được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể gồm những bước sau:
- Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu được quy định tại Khoản 1 Điều 9 trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Trong trường hợp bộ hồ sơ chưa đủ hoặc chưa chính xác theo quy định, cần bổ sung, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện lại hồ sơ.
- Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp giấy phép hoàn chỉnh, bộ, cơ quan chịu trách nhiệm sẽ thông báo để trả lời doanh nghiệp.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với cơ quan liên quan, thời hạn xử lý sẽ được tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của các cơ quan liên quan.
Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do thất lạc sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp chỉ nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép nhập khẩu.
- Trường hợp bộ, cơ quan thẩm quyền từ chối sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại thì sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trên đây là toàn bộ bài viết về “Giấy phép nhập khẩu là gì”, mong rằng bài viết trên đã giúp doanh nghiệp hiểu hơn về các quy định đối với giấy phép nhập khẩu. Tại Smart Link, chúng tôi chuyên tư vấn nhập khẩu và xử lý hàng hóa tại các thị trường với các lô hàng thành công. Chúng tôi cam kết cung cấp cho bạn những dịch vụ và giải pháp giúp hàng hóa vươn ra thế giới với tinh thần tận tâm và đồng hành cùng khách hàng. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín và chuyên nghiệp.
Gọi vào hotline: 0935 766 039 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU