Logistics cho hàng máy móc thiết bị để xây dựng nhà máy tại Việt Nam nhập khẩu

Hiện nay với nhu cầu ngày càng cao trong việc xây dựng, việc nhập khẩu các thiết bị từ nước ngoài để đảm bảo quy trình xây dựng trở nên một hành động nhất thiết và cấp thiết không thể thiết của việc xây dựng.  Bài viết mong muốn cung cấp những thông tin cơ bản và ngắn gọn về hoạt động nhập khẩu các loại máy móc thiết bị xây dựng nhà máy để người mua hiểu hơn.

Nhìn chung máy móc và thiết bị nhập khẩu được chia thành 2 loại: hàng mới 100% và hàng đã qua sử dụng

  1. Thủ tục nhập khẩu máy móc và thiết bị mới 100%

Hồ sơ hải quan bao gồm:

– Commercial Invoice

– Packing list

– Bill of lading

– Hóa đơn cước vận chuyển đường biển

– Tờ khai hải quan hàng nhập

– C/O nếu có

Đối với hàng mới 100% thì hồ sơ hải quan khá đơn giản chỉ cần lên tờ khai đóng thuế thông quan và lấy hàng về.

  1. Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng

Hàng đã qua sử dụng, doanh nghiệp cần chú ý tới mã HS code của sản phẩm nhập khẩu Chương 84 và Chương 85( hình thức nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng) sẽ bị quản lý theo thông tư 23/2015 của Bộ KHCN quy định về độ tuổi, máy móc nhập khẩu.

Nội dung cụ thể của thông tư như sau:

1.Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  1. Tuổi thọ thiết bị không được quá 10 năm
  2. Để xác định tuổi thọ của thiết bị hay máy móc, ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin hồ sơ giấy thì sau đó doanh nghiệp phải đi đăng ký ở các trung tâm về việc xác định số tuổi của thiết bị ( tại cảng nhập khẩu).
  3. Hồ sơ hải quan bao gồm:

–  Đơn đăng ký giám hộ độ tuổi của thiết bị, máy móc nhập khẩu,

– Commercial Invoice

– Packing list

– Bill of lading

– Tờ khai hải quan hàng nhập

– Hóa đơn cước vận chuyển đường biển

– Giấy tờ chứng minh thiết bị đó không quá 10 năm tuổi, nếu hải quan cần

– Chứng nhận xuất xứ nếu có để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu là 0%.

Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:

  1. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này: 01 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.
  2. Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:
  3. a) 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
  4. b) 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.”
  5. Hàng này nên đưa về kho bảo quản và đợi chứng thư có kết quả giám định thì mới đưa lên thông quan, nhằm tránh trường hợp phát sinh contener lưu bãi quá nhiều khiến chi phí bị đội lên.

Nếu bạn có nhu cầu làm thủ tục hải quan cho mặt hàng máy móc thiết bị, vui lòng liên hệ chúng tôi hoặc các dịch vụ về vận chuyển hàng hóa quốc tế. Chúng tôi tin rằng với chi phí và dịch vụ mang lại, chúng tôi hy vọng có cơ hội được hợp tác trong tương lai.

Nguồn sưu tầm.

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK VISION: BEST SERVICE, BEST YOU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner