FCA LÀ GÌ? SO SÁNH ĐIỀU KIỆN FCA VÀ FOB
FCA là gì? So sánh điều kiện với FOB trong xuất nhập khẩu
FCA là gì? Điều khoản Free Carrier (Giao hàng cho người chuyên chở) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, quy định cụ thể trách nhiệm và rủi ro giữa người bán và người mua.
Hiểu rõ về FCA, cách tính giá FCA, cũng như sự khác biệt giữa FCA và FOB là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Việc lựa chọn điều kiện phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn đảm bảo quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu rủi ro và tranh chấp có thể phát sinh
FCA là gì?
FCA, viết tắt của “Free Carrier” (Giao hàng cho người chuyên chở), được quy định trong bộ tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành, nhằm làm rõ trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa bên bán và bên mua trong quá trình giao nhận hàng hóa.
Theo điều khoản FCA, việc giao hàng có thể diễn ra theo hai phương thức chính:
- Phương thức thứ nhất: Hàng hóa được coi là đã giao khi được xếp lên phương tiện vận tải do bên mua chỉ định tại địa điểm lấy hàng.
- Phương thức thứ hai: Hàng hóa được xem là đã giao khi được đặt dưới sự kiểm soát của đơn vị vận chuyển hoặc bên thứ ba do người mua chỉ định. Trong trường hợp này, hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện của người bán đến địa điểm giao hàng đã thỏa thuận, sẵn sàng để bốc dỡ.
Trách nhiệm của người bán và người mua quy định trong điều kiện FCA
Nghĩa vụ của bên bán:
- Bên bán chuẩn bị và giao hàng đúng như thoả thuận trong hợp đồng.
- Bên bán giúp đỡ người mua chuẩn bị hoá đơn và thu thập chứng từ khi được yêu cầu
- Bên bán có quyền chỉ định đơn bị phụ trách việc bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của người mua
- Bên bán phải đảm bảo hàng hoá được đo lường chính xác và đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng.
Nghĩa vụ của bên mua:
- Bên mua phải hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho việc nhập khẩu hàng hóa
- Bên mua gánh chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa từ thời điểm nhận hàng từ người bán hoặc người vận chuyển được chỉ định.
- Bên mua ký kết hợp đồng vận chuyển với đơn vị vận tải, chịu trách nhiệm và chi phí vận chuyển từ điểm giao hàng.
- Bên mua tiếp nhận hàng hóa tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển.
- Bên mua thanh toán các chi phí liên quan đến việc lấy chứng từ vận chuyển, nếu có yêu cầu hỗ trợ từ người bán.
Cách tính giá FCA
Công thức tính giá FCA phụ thuộc vào địa điểm giao hàng được thỏa thuận theo Incoterms 2020:
Công thức tính giá FCA
- Tại cảng xuất khẩu: FCA = EXW + Chi phí bốc hàng tại xưởng + Chi phí vận chuyển nội địa + Lệ phí thông quan + Thuế xuất khẩu
- Tại kho người bán: FCA = EXW + Chi phí bốc hàng tại xưởng + Lệ phí thông quan + Thuế xuất khẩu
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá FCA bao gồm:
- Vị trí giao hàng (ảnh hưởng đến chi phí bốc xếp và vận chuyển nội địa)
- Mức thuế xuất khẩu áp dụng cho mặt hàng
Ví dụ tính giá FCA:
Cho các thông số:
- Giá EXW: 200$
- Chi phí bốc hàng tại xưởng: 2$
- Chi phí vận chuyển nội địa (xuất khẩu): 8$
- Lệ phí thông quan xuất khẩu: 3$
- Thuế xuất khẩu: 5% giá FCA
Tính FCA tại cảng xuất khẩu: FCA = 200 + 2 + 8 + 3 + 5%FCA 0.95FCA = 213 FCA ≈ 224.21$
Tính FCA tại kho người bán: FCA = 200 + 2 + 3 + 5%FCA 0.95FCA = 205 FCA ≈ 215.79$
So sánh điều kiện FCA và FOB
Với FOB (Free On Board), người bán phải đưa hàng lên boong tàu. Tuy nhiên, thực tế vận chuyển container thường yêu cầu giao hàng tại bãi tập kết cảng hoặc kho hàng lẻ. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp giữa người mua và người bán nếu xảy ra tổn thất không mong muốn trong quá trình vận chuyển từ bãi tập kết lên tàu. Để tránh rủi ro này, người bán nên xác định rõ thời điểm và địa điểm chuyển giao trách nhiệm cho người mua.
Ngược lại, FCA (Free Carrier) cho phép hai bên thỏa thuận linh hoạt hơn. Thông thường, người bán sẽ chịu trách nhiệm xếp và chất hàng lên phương tiện vận chuyển do người mua chỉ định. Phân định rõ ràng trách nhiệm và giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng hóa.
Hiểu rõ FCA là gì sẽ giúp các bên tham gia giao dịch xác định chính xác trách nhiệm, chi phí và rủi ro của mình. So với điều khoản FOB phổ biến, FCA mang lại sự linh hoạt hơn trong việc lựa chọn địa điểm giao hàng, đồng thời giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp. Việc nắm vững cách tính giá FCA cũng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính chính xác và tối ưu hóa chi phí giao dịch.
Gọi vào hotline: 0935 766 039 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU