QUY TRÌNH HUN TRÙNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CHO HÀNG NỘI THẤT
Hun trùng hay phun trùng hàng hóa (Fumigation) là điều kiện bắt buộc của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa sẽ xảy ra các vấn đề về côn trùng (mối mọt, kiến, gián,…) làm hư hại hay tránh bị ô nhiễm gây biến đổi tính chất hàng hóa trước khi xuất khẩu. Ví dụ như mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ (mây tre, thủ công mỹ nghệ), bao bì đóng gói từ gỗ (pallet gỗ) hoặc cái mặt hàng hữu cơ (gạo, cafe, các loại hạt,…).
Vì sao cần phải hun trùng hàng nội thất trước khi xuất khẩu?
Xung quanh chúng ta có rất nhiều sản phẩm (bàn ghế gỗ, kệ sách, vở sách,…) cần phải giữ gìn cẩn thận để tránh những côn trùng xâm nhập. Hàng xuất khẩu cũng thế, trải qua một thời gian dài trong container, đó là điều kiện tốt để nó phá hủy hàng hóa. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn thì sẽ gây ra thiệt hại về của rất lớn.
- Do tính chất của hàng hóa dễ bị côn trùng xâm nhập
Hàng hóa được xuất khẩu trong trình trạng khép kín, nhiệt độ tầm 40 độ và trải qua quãng thời gian dài (15 ngày trở lên) là điều kiện thích hợp để các động vật gặm nhấm, côn trùng gây hại cho hàng hóa xâm nhập. Từ đó sẽ làm chất lượng hàng hóa giảm, an toàn vệ sinh không đảm bảo, bề ngoài của nó cũng sẽ bị biến dạng.
- Quy định nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu
Các quốc gia chú trọng cao trong việc bảo vệ môi trường, an toàn sức khỏe tạo ra một rào cản để nhập khẩu như Úc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Hay trải qua đại dịch Covid, họ càng thắt chặt hơn về phun trùng để ngăn chặng vi rút có thể gây lây lan bệnh dịch. Vì thế nhiều quốc gia đề ra các luật để bắt buộc hàng hóa hun trùng để bảo vệ lợi ích của họ.
- Để giữ sạch sẽ cho các thùng hàng, bao bì hàng hóa
Bao bì hàng hóa có nguồn gốc từ gỗ như kiện gỗ, pallet gỗ dùng để đóng gói đồ gốm sứ, máy móc, phụ tùng,… Hun trùng sẽ giúp làm sạch, tránh bị ô nhiễm, gây thiệt hại về tài sản (bị côn trùng xâm hại),… trong khi vận chuyển hàng hóa.
Giấy chứng thư hun trùng (fumigation certificate):
Giấy chứng thư hun trùng là giấy chứng nhận hàng hóa đã được hun trùng. Chứng thư này sẽ được cấp bởi tổ chức hun trùng. Nên chọn đơn vị dịch vụ chất lượng, có chuyên môn như tham khảo ý kiến của công ty giao nhận, môi giới vận tải có đại lý ở nước nhập khẩu để kiểm tra và xác thực.
Bộ chứng từ cần để cấp giấy chứng thư hun trùng:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn (Bill of lading)
Những thông tin cần có để cấp giấy chứng nhận hun trùng:
- Báo địa điểm, tên hàng, số lượng hàng hóa (FCL/LCL/AIR)
- Thời điểm cụ thể, người liên hệ, nước NK
- Scan hoặc fax vận đơn thứ chuẩn (HAWB) cho công ty hun trùng để họ có thông tin cấp chứng thư
- Nhận bản chứng thư copy, kiểm tra thông tin trên chứng thư và xác nhận nếu đầy đủ và chính xác
- Nhận chứng thư gốc và thanh toán nếu cần.
Sau khi hun trùng hàng hóa thì từ 1-2 ngày sẽ phải gửi đủ bộ chứng từ trên.
Cách thức hun trùng hàng hóa:
Hiện nay có nhiều đơn vị phụ trách việc phun trùng nên việc này cũng trở nên dễ dàng. Hoạt động này thường diễn ra nhanh chống, không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nên cẩn trọng để tránh xảy ra sai sót không đáng có gây thiệt hại về tài sản.
Hun trùng có rất nhiều cách, một trong số đó phổ biến là 2 phương thức chính:
– Đối với hàng lẻ: phun hóa chất trực tiếp lên kiện hàng.
– Đối với hàng hóa được chứa đựng trong không gian kín (container, hầm tàu, kho kín): thì có thể bơm hóa chất dạng khí vào và ủ. Không cần phải hút hóa chất ra để đến khi hàng hóa được vận chuyển đến nước nhập. Đây là cách phổ biến nhất mà nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nhưng vẫn có một số trường hợp không được áp dụng như các loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và một số loại sản phẩm khác theo đúng như quy định của Nhà nước.
Chi phí hun trùng: 300.000 – 500.000 đồng/ pallet. Tùy thuộc vào loại hóa chất và nồng độ hóa chất được sử dụng.
Một số lỗi thường gặp về hun trùng hàng hóa:
– Hàng hóa không được hun trùng: chủ yếu dẫn đến lỗi cơ bản này xảy ra là thường quên hun trùng như người nhập khẩu không có yêu cầu; người xuất khẩu quên không hun trùng; đơn vị dịch vụ quên không hun trùng hàng hóa; tài xế quên không đưa hàng đến địa điểm hun trùng.
→ Giải pháp: phải có quy trình rõ ràng, giao nhiệm vụ cho từng khâu cụ thể, rà soát, kiểm tra lại quy trình trước khi xuất khẩu hàng quy định hun trùng.
– Hàng hóa hun trùng sai hóa chất: Việc sử dụng sai hóa chất có thể dẫn tới chất lượng của việc hun trùng không đạt được như kỳ vọng. Hoặc không đúng với quy định về loại hóa chất của nước nhập khẩu.
→ Giải pháp: Để khắc phục được điểm này thì cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành hun trùng. Cần có sự xác nhận từ người điều phối hun trùng đến kỹ thuật viên tiến hành hun trùng. Sau khi tiến hành hun trùng xong thì cần có sự xác nhận lại giữa công nhân hun trùng và người điều phối.
– Hun trùng không đúng kỹ thuật, kém chất lượng: do cơ quan tổ chức làm việc thiếu trách nhiệm, không có tay nghề hay muốn “ăn ra”.
→ Giải pháp: Cần phải sử dụng đơn vị dịch vụ chất lượng, có chuyên môn cao và nhiệt huyết tận tâm.
– Chứng thư hun trùng không được chấp nhận: Sai form mẫu, sai nội dung thông tin trên chứng thư, chứng thư không được đóng dấu hoặc ký của đơn vị cấp, chứng thư bị rách hoặc hư nặng, các nội dung trên chứng thư bị mờ không thể đọc được.
→ Giải pháp: Cần phải kiểm tra cẩn thận chứng từ trước khi được gửi đi cho người nhập khẩu.
Thiệt hại về tài sản là rất lớn như hủy bỏ lô hàng, phải chịu phí của nước nhập khẩu, nguy cơ mất tài sản nến để xảy ra những sai sót trên. Vì vậy, để không phải xảy ra những lỗi cơ bản trong việc giao nhận chứng thư hun trùng thì chúng ta phải cẩn thận trong quá trình làm việc và phải chú ý không mắc phải sai lầm không đáng có.
Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU