GIAO THƯƠNG VIỆT NAM – ẤN ĐỘ
Việt Nam đang trên đà mở rộng mối quan hệ ngoại thương, trong đó Ấn Độ là đối tác tiềm năng, với chính sách hành động hướng Đông, thì Việt Nam hiện vẫn là quốc gia trọng tâm trong chính sách hợp tác và kết nối về mặt kinh tế của Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á.
Mới đây, Hội thảo trực tuyến “Cơ hội hợp tác kinh doanh nông sản thực phẩm Việt Nam – Ấn Độ” sẽ được tổ chức vào ngày 22/02/2023 nhằm cung cấp thông tin về cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến đa dạng cho Ấn Độ
Xác lập quan hệ song phương giữa 2 nước Việt Nam và Ấn Độ
Năm 2022 có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Ấn Độ khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972 – 2022). Với “Tầm nhìn chung vì “Hòa bình, Thịnh vượng và Con người” (năm 2020), hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt là “thịnh vượng” trong quan hệ hợp kinh tế.
Khẳng định vị thế hợp tác Việt Nam và Ấn Độ
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 18 trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN, sau Singapore, Indonesia và Malaysia. Đối với Việt Nam, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7, nguồn nhập khẩu lớn thứ 7 và thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 trên toàn cầu.
Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương của Việt Nam và Ấn Độ đạt hơn 14 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ khoảng 6,7 tỷ USD, tăng 34% so với năm trước và xuất khẩu vào thị trường này hơn 7,4 tỷ USD, tăng 21%. Dự kiến năm sau, kim ngạch xuất – nhập khẩu sẽ đạt một tầm cao mới khi các đoàn DN Ấn Độ liên tục tham dự các triển lãm và hội thảo kinh tế với DN Việt Nam để tìm cơ hội hợp tác mở rộng sản xuất, giao thương trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đặt mục tiêu nâng tỷ trọng kim ngạch thương mại lên 15 tỷ USD trong những năm tới.
Hỗ trợ chính sách xuất nhập khẩu
Ấn Độ là đưa ra các gói hỗ trợ xuất khẩu đối với các mặt hàng trọng điểm, chủ lực của Ấn Độ thông qua cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Gunadharma Sena, Giám đốc Chi Nhánh Ngân Hàng Ấn Độ tại TP. HCM, chia sẻ ưu tiên mở LC cho các doanh nghiệp bằng (USD / INR); Tư vấn, xác nhận đàm phán về LC do bạn phát hành; Xác nhận vào LC do người mua ở nước ngoài phát hành; Xử lý Chứng từ được ký phát theo LC…
Song song với những chuyển đổi, thúc đẩy sự phát triển thương mại hợp tác giữa 2 nước.
Việt Nam hiện có những cơ hội để mở rộng quy mô thị trường, đa dạng lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ. Đồng thời, cũng có những thách thức cần phải đối mặt, nghiêm túc nhìn nhận từ đó củng cố vị thế đối tác với Ấn Độ.
Hiện nay, Việt Nam- Ấn Độ có rất nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển do thị trường rộng lớn, cơ cấu hàng hóa hai nước có sự bổ sung cho nhau. Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 7,9 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm trước.
GDP/ đầu người tăng đều 3-5% mỗi năm từ 2017-2021
India dự báo sẽ là thị trường hấp dẫn của Việt Nam. Với thành quả nổi bật từ năm 2017-2021 luôn tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ổn định. Ấn Độ với dân số 1,4 tỷ dân là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP/ đầu người cao nhất thế giới khoảng tăng trưởng từ 3-5% mỗi năm, với hơn 90% dân số dưới 64 tuổi trong độ tuổi tiêu dùng cao.
Kinh tế của Ấn Độ đang trên đà hồi phục sau Covis-19 và phát triển. Đi cùng với đó là nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao với Thu nhập trên đầu người tăng sức mua mạnh thói quen tiêu dùng đa dạng nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh.
Văn hóa Hindu 80% ăn chay, ưu chuộng các sản phẩm nông sản
Văn hóa của đạo Hindu chiếm 80% dân số, đề cao về việc ăn chay- VN là nước có thế mạnh xuất khẩu nông sản ( trái cây- rau củ) nên rất tiềm năng. Như gạo là 1 trong 2 thực phẩm chính- Vn là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. đây chính là cơ hội cho những sản phẩm về ngành hàng tiêu dùng- nông sản của Việt Nam.
2023 có nhiều sự thay đổi trong nền kinh tế thế giới, các chính sách ngày càng siết chặt. Thị trường Ấn Độ có quy mô lớn nhưng chúng ta cũng không nên nghĩ dễ dàng xâm nhập khi đây Là thị trường ưa chuộng giá rẻ- cạnh tranh cao, người Ấn Độ ưa thích dùng sản phẩm có giá thành rẻ, cạnh tranh trên thị trường. Đó cũng được xem là bài toán để doanh nghiệp Việt Nam cải thiện quy trình sản xuất & phương pháp sản xuất, hoàn thiện các quy trình xuất khẩu, đồng nhất trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Từ đó, tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các sản phẩm của Việt Nam cần đa dạng và thông qua khâu chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm hơn
Việt Nam cần phải nâng cao năng lực chế biến sản phẩm, giảm sản lượng của sản phẩm thô chưa qua chế biến. Những hạn chế, yếu kém nội tại về sản xuất nhỏ, phân tán, mặc dù đã được khắc phục nhiều, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn từ thị trường quốc tế, do đó, chưa đáp ứng được hoàn toàn những nhu cầu của thị trường.
Cạnh tranh với chính sản phẩm nội địa Ấn Độ
Ấn Độ ngày càng tiến hành các chính sách phòng vệ thương mại, chủ yếu là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, nếu ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ cho rằng hàng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ. Trong năm 2021, Ấn Độ khởi xướng điều tra 1 vụ việc và nhiều lần ra quyết định không áp thuế với một số vụ việc chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam. Các mặt hàng bị Ấn Độ điều tra tương đối đa dạng bao gồm: thép, đồng, ván sợi…
Chưa nắm rõ cơ chế chính sách xuất- nhập khẩu sang Ấn Độ
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm rõ về thị trường Ấn Độ. Mặc dù một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu hiện diện và mở văn phòng đại diện tại Ấn Độ, nhưng vẫn ít so với số lượng văn phòng của Ấn Độ tại Việt Nam.
Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU