hàng nhập khẩu

Xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ: Sử dụng công cụ thương mại hợp pháp

Các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng các công cụ thương mại hợp pháp và chính thống để tránh rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

  • Xuất nhập khẩu tăng trưởng trong khó khăn

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải Quan, 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu trên 2,542 tỷ USD sang thị trường Ấn Độ. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng hàng đầu với giá trị trên 558 triệu USD, tiếp đến là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với giá trị trên 340 triệu USD… Trong 5 tháng đầu năm, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhập khẩu trên 2,767 tỷ USD từ Ấn Độ, chủ yếu là nguyên liệu cho sản xuất.

Con số xuất nhập khẩu trên được đánh giá khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của đất nước Ấn Độ. Cũng đồng thời phản ánh nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Công Thương, các cơ quan xúc tiến thương mại Ấn Độ trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy giao thương.

Tại Hội nghị giao thương trực tuyến Xúc tiến thương mại và Hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ 2021, do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Gujarat tổ chức, ông Hoàng Minh Chiến- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã nỗ lực tổ chức một số chương trình xúc tiến thương mại với Ấn Độ. Việc tăng cường giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ không chỉ bằng phương thức truyền thống mà còn trực tuyến đã và sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Trong khuôn khổ hội nghị, các phiên giao thương giữa doanh nghiệp hai nước đã diễn ra sôi động. Doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tới đối tác nhiều sản phẩm tiềm năng và chất lượng, bao gồm hàng nông sản, thực phẩm khô, thủy hải sản, đồ uống, gia vị, bánh kẹo, hàng tiêu dùng các loại… đã thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp Ấn Độ.

Ông Đỗ Thanh Hải- Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thông tin thêm: Dệt may, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực năng lượng tái tạo, hàng nông sản là những động lực mới cho quan hệ thương mại Việt Nam- Ấn Độ. Ngoài ra, còn nhiều ngành hàng có tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Tuy nhiên, để biến các động lực và tiềm năng này thành hiện thực thì rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp và hoạt động giao thương trực tuyến là kênh quan trọng để doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

  • Tránh tối đa các rủi ro

Thị trường Ấn Độ tuy có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng không ít thách thức, thậm chí là rủi ro với doanh nghiệp Việt. Để giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường này, ông Hiren Gandhi – Chủ tịch Ủy ban Thực phẩm và An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Gujarat khuyến cáo: Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Ấn Độ cần sử dụng hợp đồng thương mại hợp pháp để thoát những tranh chấp thương mại, được bảo vệ trước sự gian lận, cam kết sai, vấn đề hậu cần và khắc phục rủi ro trong kinh doanh. “Hợp đồng pháp lý phù hợp có thể giúp thoát khỏi 80% các tranh chấp thương mại. Theo quan sát, nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rắc rối khi thực hiện các hợp đồng thương mại không có hiệu lực. Ngoài ra, khi xuất khẩu sang Ấn Độ, doanh nghiệp Việt Nam không nên sử dụng môi giới hoặc đại lý, bởi họ không có giá trị pháp lý”, ông Hiren Gandhi nhấn mạnh.

Ông Hiren Gandhi cũng cảnh báo: Doanh nghiệp Việt Nam không nên giao kết mua bán với người mua trực tuyến ngay mà trước hết cần kiểm tra năng lực tài chính của người mua, yêu cầu đặt cọc trước ít nhất 20%-30% giá trị đơn hàng và đưa ra vấn đề về quyền xử lý hậu cần trong các hợp đồng thương mại.

Mặt khác, trong thương mại, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những vấn đề không mong muốn, một cuộc giao dịch không may mắn có thể phá hủy hoạt động kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên áp dụng quản lý rủi ro, tài liệu, hậu cần, bảo hiểm, chất lượng…

Theo dự báo của Bộ Công Thương, nửa cuối năm 2021 tình hình xuất khẩu sang các thị trường, trong đó có Ấn Độ sẽ tiếp tục được cải thiện. Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Ấn Độ đều là thành viên như: Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ. Bên cạnh đó, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?40/25 Bui Vien, Pham Ngu Lao Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ?
Hotline: +84903354157
Email: cs@smartlinklogistics.com.vn / great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
 
✈️ ? For seafreight, airfreight, express….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner