TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ KHO BẢO THUẾ
Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, kho bảo thuế là một yếu tố không thể bỏ qua khi nói về kho bãi. Vậy kho bảo thuế là gì? Hãy cùng SmartLink tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Kho bảo thuế là gì?
Theo khoản 9, điều 4 luật hải quan 2014, đây là nơi chứa nguyên liệu và vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế xuất khẩu. Nói đơn giản, các doanh nghiệp xuất khẩu khối lượng lớn hàng hóa, chưa thể nộp thuế toàn bộ sẽ xin phép lập kho bảo thuế. Các doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu cũng thường sử dụng loại kho này.
Kho bảo thuế hoạt động dưới sự giám sát đặc biệt của hải quan. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường dùng kho này để lưu trữ nguyên vật liệu, mà chưa phải nộp thuế nhập khẩu và một số loại thuế khác khi lưu kho.
2. Tài khoản 158 hàng hóa kho bảo thuế là gì?
Tài khoản 158 hàng hóa kho bảo thuế là thuật ngữ quen thuộc trong kế toán và quản lý số liệu, xuất nhập kho. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản này theo dõi sự biến động của hàng hóa đưa vào kho bảo thuế, gồm số lượng hiện có và sự tăng giảm.
Doanh nghiệp cần mở sổ chi tiết để kiểm soát số lượng và giá trị hàng hóa mỗi lần xuất nhập kho. Kết cấu tài khoản 158 gồm:
- Bên Nợ: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa nhập kho trong kỳ.
- Bên Có: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa xuất kho trong kỳ.
- Số dư bên Nợ: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa còn lại trong kho cuối kỳ.
3. Thủ tục thành lập
Các doanh nghiệp có lượng hàng xuất khẩu lớn thường xin thành lập kho bảo thuế để chứa hàng. Theo điều 27 nghị định 154/2005/NĐ-CP, điều kiện để thành lập kho bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định.
- Không thuộc diện bị cưỡng chế.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về hệ thống sổ sách, chứng từ để theo dõi nhập xuất kho.
- Vị trí kho trong khu vực nhà máy, thuận tiện cho hải quan giám sát, quản lý.
Việc thành lập, gia hạn, tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động kho bảo thuế phải do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định. Khi hoạt động, doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan hải quan trong việc kiểm tra, giám sát kho.
4. Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho
- Chuẩn bị chứng từ cần thiết.
- Khai và nộp tờ khai hải quan.
- Lấy kết quả phân luồng.
- Thông quan hàng hóa.
Dù chưa nộp thuế, hàng hóa nhập kho vẫn phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn nhập khẩu và cập nhật thông tin theo đúng quy định.
5. Thời gian lưu hàng trong kho
Theo điều 61 bộ luật hải quan, thời gian lưu kho bảo thuế tối đa là 12 tháng kể từ khi hàng hóa vào kho. Doanh nghiệp có thể xin gia hạn thời gian lưu kho tùy theo yêu cầu sản xuất và lưu trữ hàng hóa.
6. Thanh khoản hàng hóa
Quy định về thanh khoản hàng hóa trong kho bảo thuế: cuối năm hoặc chậm nhất 31/1 năm sau, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ cho hải quan gồm danh sách vật tư nhập khẩu, tờ khai hải quan xuất nhập khẩu, và lượng hàng xuất khẩu. Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ bảo thuế, doanh nghiệp phải nộp thuế cho phần chênh lệch.
Trên đây là những thông tin mà SmartLink muốn gửi đến bạn để giải đáp câu hỏi kho bảo thuế là gì. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ, giải pháp giúp hàng hóa vươn ra thế giới với cam kết tận tâm, đồng hành cùng khách hàng. Chúng tôi tự hào là đơn vị với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải.
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU