Thị trường châu Phi – Hấp dẫn nhưng đầy thách thức với cà phê Việt

Dù có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn nhưng rủi ro trong kinh doanh luôn thường trực, thị trường châu Phi khiến không ít doanh nghiệp chùn bước.

Nhiều dư địa cho xuất khẩu

Châu Phi là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn cà phê, theo bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ- Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, khối thị trường này nhập khẩu khoảng 750 triệu USD cà phê mỗi năm.

Cụ thể tại thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận- Thương vụ Việt Nam tại Algeria – cho hay: Do không sản xuất được cà phê, quốc gia này nhập khẩu 100% phục vụ nhu cầu, với sản lượng khoảng 120.000 tấn/năm, trị giá gần 300 triệu USD. Bình quân, mỗi người dân tiêu thụ 4kg/năm.

Cà phê nhập khẩu vào Algeria chủ yếu là cà phê nhân xanh, sau đó được doanh nghiệp tại nước sở tại rang xay và chế biến theo thị hiếu của người tiêu dùng. Cà phê Robusta chiếm trên 85%. Việt Nam hiện là một trong số các nhà cung cấp cà phê lớn cho Algeria.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Algeria cũng thông tin: Thị trường cà phê tại Algeria rất cạnh tranh và không có doanh nghiệp nào chi phối. Nhà nhập khẩu cũng đồng thời là nhà rang xay cà phê. Hiện Algeria có khoảng 12 thương hiệu cà phê lớn, chiếm 67% thị phần tại thị trường nội địa.

Tại Nigeria, ngành trồng trọt và chế biến cà phê chưa phát triển, năng suất và sản lượng rất thấp. Cà phê phục vụ tiêu dùng trong nước cũng chủ yếu được nhập khẩu, với khoảng 1.000 tấn/năm. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nigeria còn khiêm tốn, từ năm 2019-2021 đạt kim ngạch trung bình 70.000 USD/năm.

Tương tự, tại Ai Cập mỗi năm nhập khẩu 40.000 tấn cà phê; Sudan nhập khẩu trên 48.000 tấn mỗi năm. Cũng như nhiều nước châu Phi khác, 2 quốc gia này không trồng hoặc trình độ canh tác cây cà phê rất thấp, hầu hết phải nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng trong nước.

Cẩn trọng trong kinh doanh

Châu Phi là thị trường tiềm năng đối với cà phê, Việt Nam hiện cũng là đối tác xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, hầu hết cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê thô, chưa qua chế biến. Nguyên do, các nước châu Phi hạn chế nhập khẩu hàng thành phẩm, khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến trong nước. Do đó, thuế nhập khẩu cà phê thành phẩm vào khối thị trường này khá cao.

Đơn cử, thuế nhập khẩu cà phê vào Maroc có sự chênh lệch lớn giữa cà phê thô và cà phê chế biến, trong đó, tổng thuế nhập khẩu cà phê thô là 25% và cà phê chế biến tới 71%. Hay thuế nhập khẩu cà phê của Algeria khá cao tới 63% đang là thách thức lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Bên cạnh thuế, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường châu Phi cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Khoảng cách địa lý xa, vận chuyển và bảo quản hàng phù hợp để di chuyển qua chặng đường xa, nhiều thủ tục. Luật lệ trong thương mại của hầu hết quốc gia châu Phi còn chưa phát triển gây mất thời gian và khó khăn cho doanh nghiệp.

Qua chia sẻ của đại diện Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Phi, thị trường này có nhiều điểm tương đồng về tập quán kinh doanh, nhu cầu nhập khẩu, chính sách xuất nhập khẩu và các quy định về tiêu chuẩn sản phẩm. Đồng thời đưa ra khuyến cáo giúp doanh nghiệp tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Trong đó, xác minh đối tác là bước rất quan trọng. Trước khi tiến hành giao dịch, doanh nghiệp đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để khi cần các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ xác minh.

Phương thức thanh toán nên sử dụng L/C không huỷ ngang, trong đó có xác nhận của ngân hàng uy tín châu Âu, châu Mỹ hoặc nhờ thu chứng từ qua ngân hàng, trong đó đề nghị khách đặt cọc ít nhất 25-30% giá trị đơn hàng.

Khi ký hợp đồng, có điều khoản ràng buộc rõ ràng với đối tác trong trường hợp hàng đến cảng chưa thể thông quan phải nằm kho bãi lâu ngày do chậm thanh toán từ phía đối tác. Hạn chế tối đa ký hợp đồng thông qua môi giới.

Khi có phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp liên lạc ngay với các cơ quan liên quan, như Thương vụ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại để được hỗ trợ và có giải pháp tối ưu nhất, tránh kéo dài gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, có trường hợp không thể xử lý được.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?215-217 Tran Hung Dao, Co Giang Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bãi  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner