Quy trình vận tải đường biển theo điều kiện CIF
Ở điều kiện FOB, CFR, CIF, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ tại Incoterm 2020, thay vào đó hàng hóa xem như đã được giao khi chúng xếp lên tàu.
CIF có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng đặt trên boong tàu. Rủi ro về mất mát và hư hỏng sẽ được chuyển giao khi hàng được xếp lên tàu hoàn tất, tại thời điểm đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bất kể hàng hóa có đến cảng dỡ trong tình trạng như thế nào.
Một quy trình vận tải hàng hóa bằng đường biển theo điều kiện CIF sẽ định hình các bước cơ bản như sau:
Shipper nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu:
Nếu không muốn gặp nhiều vấn đề phát sinh về thủ tục hành chính và chi phí thì điều kiện tiên quyết bạn cần phải xác định mặt hàng mà bạn kinh doanh, sau đó tìm kiếm thông tin cơ bản liên quan đến một số vấn đề như sau: mã HS, chính sách mặt hàng, chính sách thuế và thủ tục hải quan cho loại hàng hóa vận tải đường biển đó.
Tìm kiếm thị trường:
Shipper đã hoặc chưa có đối tác cũng có thể mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng. Sau khi có thông tin liên hệ, shipper tiến hành trao đổi thông tin cơ bản nhất.
Sales xuất khẩu tính toán báo giá:
Mục đích của việc tính toán là để shipper sẽ biết mình bán lô hàng với giá bao nhiêu, từ đó báo giá cho đối tác.
Purchasing nhập khẩu tính toán giá mua:
Ngược lại, đối với nhân viên Purchasing nhập khẩu phải tính được giá thành cho lô hàng nhập khẩu từ giá được báo và các chi phí mua hàng. Mục đích của việc tính toán là để biết mình sẽ mất bao nhiêu tiền để mua hàng và ra quyết định đặt hàng.
Chốt đơn hàng, tiến hành ký kết hợp đồng:
Người làm sales và purchasing tiến hành đàm phán với nhau để có được nhiều điều khoản có lợi cho mình hơn trong hợp đồng.
Thủ tục thanh toán:
Sau khi ký kết hợp đồng, tùy vào phương thức thanh toán mà bên mua sẽ phải thực hiện chuyển tiền hoặc mở thư tín dụng cho bên bán.
Thuê vận tải quốc tế đường biển và mua bảo hiểm:
Theo điều kiện CIF, người bán sẽ chịu trách nhiệm thuê vận tải đường biển và mua bảo hiểm. Tùy vào số lượng, khối lượng, thể tích và đặc tính hàng hóa mà người bán chọn lựa phương thức vận tải đường biển phù hợp.
Về bảo hiểm, có thể phát sinh hoặc không tùy vào quyết định của hai bên. Tuy nhiên, với những rủi ro hàng hóa thì chúng ta vẫn nên mua bảo hiểm để được bảo đảm. Việc thuê vận tải và mua hảo hiểm phù hợp cần rất nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ. Vì vậy đa số, công ty xuất nhập khẩu sẽ thuê Forwarder để giúp họ tối đa hóa trong chuyên môn.
Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên khi tiến hành các khâu trong xuất khẩu hàng hóa. Theo chính sách của chính phủ, một số mặt hàng đặc biệt cần phải xin giấy phép của bộ chủ quản trước khi xuất khẩu.
Kiểm dịch, hun trùng, kiểm định,…:
Tùy thuộc vào chính sách mặt hàng mà một số có thể yêu cầu làm thủ tục kiểm định cho hàng hóa hoặc hun trùng cho lô hàng. Thông thường việc này là bắt buộc đối với các hàng hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật (lúa gạo, hoa quả, đồ gỗ…)
Chuẩn bị bộ chứng từ để xuất khẩu:
Bộ chứng từ sẽ được bên bán chuẩn bị và sử dụng để làm thủ tục hải quan đầu xuất và gửi cho bên mua để làm thủ tục nhập khẩu. Đặc biệt, bên bán thường chuẩn bị theo yêu cầu của bên mua và trong trường hợp có thanh toán L/C buộc phải bám sát yêu cầu của L/C.
Giao nhận hàng hóa và làm thủ tục hải quan:
Việc làm thủ tục hải quan hay chuẩn bị bộ chứng từ giao nhận hàng hóa cũng có thể do công ty tự thực hiện hoặc thuê Forwarder để nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Sau khi hoàn thành xong thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng sẽ được chính thức rời cửa khẩu xuất khẩu và đến nước nhập khẩu. Bên bán còn nhiệm vụ thông báo cho bên mua các thông tin liên quan đến lô hàng hoặc gửi các chứng từ đã có.
Nguồn Smart Link Logistics
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU