Logistics cho hàng thực phẩm chức năng (gel, bột, nước, viên nén…)

Thực phẩm chức năng tên tiếng anh là (Functional Foods) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tạo tinh thần thoải mái như: ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc với những người có tình trạng mất ngủ lâu năm, tình trạng chóng mặt, đau dạ dày… Bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể. Vì thế, nhu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng ngày càng tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải lưu ý các thủ tục cần thiết để nhập khẩu mặt hàng này.

 

Cụ thể, kể từ ngày 02/2/2018 các mặt hàng thực phẩm nói chung cũng như hàng thực phẩm chức năng nói riêng thì khi nhập khẩu đều phải thực hiện tự công bố VSATTP cho sản phẩm nhập về . Mục đích là để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm cho sản phẩm mình nhập về và đó cũng sẽ là căn cứ để kiểm tra các sản phẩm nhập về có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không.

 

Căn cứ pháp lý: Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm. Như vậy việc nhập khẩu thực phẩm chức năng cần hai điều sau: Tự công bố VSATTP trước khi nhập khẩu sản phẩm về và kiểm tra chất lượng khi hàng đã nhập cảng.

 

Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2019:

Bước 1: Nhập mã sản phẩm thực phẩm chức năng có ý định nhập về trước, nhập mẫu về sau đó làm thủ tục tự công bố VSATTP cho sản phẩm theo hướng dẫn tại Điều 4,5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Sau khi có giấy chứng nhận tự công bố VSATTP rồi thì nhập hàng về. Hàng về đến cảng tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng ở công thông tin một cửa, sau đó được cấp số đăng ký thì mang đến nơi kiểm tra chất lượng được chỉ định để đăng ký.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan, đem công văn mang hàng về bảo quản và giấy đăng ký kiểm tra chất lượng mang hàng về kho bảo quản sau đó đem mẫu đi kiểm tra chất lượng. Khi có giấy chứng nhận rồi thì nộp thông quan hàng hóa.

 

Tự công bố VSATTP: Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Điều 5, Hồ sơ công bố, trình tự tự công bố sản phẩm – Nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2019

 

  1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
  2. a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  3. b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

 

  1. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
  2. a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
  3. b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  4. c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

 

  1. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bốphải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

 

  1. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Lưu ý: Một sản phẩm sẽ phải làm một bản tự công bố, và hiệu lực là một năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Như vậy trong một năm đó nếu nhập sản phẩm tương tự thì không phải đăng ký tự công bố VSATTP nữa.

 

Kiểm tra chất lượng – Nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2019

Nghị định 15/2018/NĐ-CP

 

  1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm bao gồm:
  2. a) Bản tự công bố sản phẩm;
  3. b) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
  4. c) Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).

 

  1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và phương thức kiểm tra chặt bao gồm:
  2. a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  3. b) Bản tự công bố sản phẩm;
  4. c) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  5. d) Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);

đ) Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.

 

Hồ sơ làm thủ tục hải quan – Nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2019

  • Hợp đồng
  • Invoice, Parking List
  • Tờ khai hải quan, Bill of Lading
  • C/O (nếu có)
  • Giấy chứng nhận tự công bố VSATTP
  • Giấy chứng nhận chất lượng

Nguồn sưu tầm.

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK VISION: BEST SERVICE, BEST YOU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner