Logistics cho hàng thời trang, may mặc xuất khẩu

Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng đa dạng. Nếu ngày xưa chỉ cần có mặc thì ngày nay người ta lại mong muốn mặc đẹp, mặc sao cho sang, cho xịn, mịn :v. Chính vì lẽ đó mà các hãng thời trang cũng ngày càng phát triển đáp ứng thị trường. Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may số một thế giới, với hầu hết các nhãn hàng lớn như Nike, Aididas, HM,… đều có cơ sở sản xuất tại đây. Vậy thủ tục xuất khẩu mặc hàng này như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Đối với mặc hàng thời trang, may mặc có 2 loại hình là xuất khẩu thông thường và gia công xuất khẩu (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo loại này).

Đối với loại hình xuất khẩu thông thường (doanh nghiệp Việt tự sản xuất và đem đi xuất khẩu)

Thì theo thông tư 38/2015/TT-BCT và thông tư 39/2018/TT-BCT mặt hàng này xuất khẩu như bình thường. Tức là chỉ cần cung cấp đầy đủ  bộ hồ sơ là có thể xuất khẩu.

Lưu ý mặt hàng này khai theo tên hàng như sau: Tên hàng, Thành Phần Chất Liệu, Quy Cách, Công Nghệ Dệt (dệt thoi, dệt kim hay không dệt), Công Dụng, Mật Độ Sợi hoặc Định Lượng.

Thuế nhập khẩu mặt hàng này vào các thị trường như Mỹ, EU còn tương đối cao tuy nhiên trong tương lai khi các dòng thuế trong EVFTA và các FTA khác được cắt giảm sẽ đem lại thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp.

Bộ chứng từ gồm có:

  • Invoice, Packing List
  • Bill of Lading
  • Certificate of Origin (C/O)
  • Tờ khai hải quan

Đối với loại hình gia công xuất khẩu

  • Về giấy phép hàng may mặc xuất khẩu:

Căn cứ mục 4 Phụ lục II Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì khi xuất khẩu các hàng hóa theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, công ty bạn phải xin phép xuất khẩu của Bộ Công Thương. Đề nghị bạn đọc liên hệ với Bộ Công Thương để biết hàng hóa mà công ty mình xuất khẩu sang có phải xin phép hay không và được giải đáp cụ thể về thủ tục.

  • Về thuế hàng may mặc xuất khẩu:

Để biết mức thuế hàng may mặc xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa. Đối với vải, quần áo, hàng dệt may, bạn đọc có thể tham khảo Phần XI “Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt.

Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì các mặt hàng thuộc Phần XI không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm).

MỘT SỐ MÃ HS THAM KHẢO HÀNG DỆT MAY

  • 5112: Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải kỹ.
  • 51121100: Trọng lượng không quá 200 g/m2
  • 51122000: Loại khác, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament nhân tạo
  • 52111100: Vải vân điểm
  • 52111200: Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
  • 5801: Các loại vải dệt nổi vòng và các loại vải sơnin (chenille), trừ các loại vải thuộc nhóm 58.02 hoặc 58.06.
  • 58011010:  Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
  • 5311: Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy.
  • 53110010: Được in bằng phương pháp batik truyền thống (SEN)
  • 53110090: Loại khác
  • 6006: Vải dệt kim hoặc móc khác.
  • 60061000: Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
  • 60062100: Chưa tẩy trắng hoặc đã tẩy trắng

Nguồn sưu tầm

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé

SMARTLINK VISION: BEST SERVICE, BEST YOU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner