Làm gì để tránh bị lừa đảo khi xuất khẩu?

Trong đó, Việt Nam có nhiều ngành hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều DN trong nước đã bị mất hàng hóa khi xuất khẩu ra nước ngoài. Nguyên nhân là do hầu hết DN xuất khẩu là những DN vừa và nhỏ, thiếu kinh nghiệm về tranh chấp thương mại quốc tế. Đây là nhận định của các chuyên gia, luật sư tại Hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế: Kinh nghiệm cho DN Việt Nam từ vụ việc các container hạt điều” do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo 

Trước đó, tháng 2/2022, thông qua công ty môi giới Kim Hạnh Việt, 5 DN Việt Nam đã ký và xuất khẩu 74 container hạt điều sang Ý với phương thức thanh toán “trả tiền nhận chứng từ D/P” (nhờ thu). Tuy nhiên, do phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường nên DN đã tìm cách ngăn chặn các lô hàng. Mặc dù vậy, vẫn có 35 container (trị giá khoảng 159 tỉ đồng) bị mất quyền kiểm soát. Vụ việc nóng tới mức Thủ tướng phải có công điện gửi các bộ Công thương, NN&PTNT, Công an, GTVT và NHNN yêu cầu có biện pháp hỗ trợ DN. Đến ngày 20/6, toàn bộ các container hạt điều của doanh nghiệp Việt Nam nghi bị lừa đảo tại Ý đã được trả lại quyền sở hữu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tại hội thảo, số liệu về các vụ việc lừa đảo xuất khẩu được công bố khiến nhiều người lo ngại. 52% DN tham gia khảo sát của VCCI từ Việt Nam cho biết họ trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác. Con số này cao hơn mức 46% chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu. Kết quả khảo sát còn cho thấy một thực tế, nhiều DN Việt Nam không muốn báo cáo cho cơ quan quản lý do không tin tưởng vào năng lực chuyên môn cơ quan nhà nước, lo ngại thông tin bị lộ, lọt ra công chúng.

Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn nhận định, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, các DN Việt Nam làm ăn với nhiều đối tác hơn, sang nhiều sân chơi rộng hơn, luật chơi khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng lớn hơn, phức tạp hơn. “Các lừa đảo và tranh chấp mà DN thường phải đối mặt là do không có điều kiện kiểm tra kỹ lưỡng về đối tác, lựa chọn phương thức thanh toán chưa phù hợp, có thể từ những gài cắm đầy tính toán từ đối tác trong hợp đồng mà DN Việt Nam vốn chưa có nhiều kinh nghiệm” – ông Đậu Anh Tuấn nói.

Chia sẻ các biện pháp, phòng tránh rủi ro

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết: Trước việc nhiều DN xuất khẩu bị lừa đảo tại nước ngoài, Bộ Công Thương và VCCI đã nhiều lần khuyến cáo, thông tin về các thủ đoạn, mánh khóe, khả năng rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu nhưng vẫn có những vụ việc xảy ra. Vụ việc container hạt điều xuất khẩu sang thị trường Italy hồi đầu năm 2022 là một ví dụ. 

Thống kê cho thấy, các DN toàn cầu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo. Giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD. Do đó, các DN Việt Nam khi vào sân chơi mở rộng đồng nghĩa với rủi ro sẽ nhiều hơn.

Cục Xuất nhập khẩu nhìn nhận, với một đất nước có nhiều ngành hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới như Việt Nam nhưng đã phần là các DN vừa và nhỏ, rất thiếu kinh nghiệm về tranh chấp thương mại quốc tế. Do đó, việc cùng nhau trao đổi, chia sẻ các biện pháp nhận diện và phòng tránh rủi ro, kinh nghiệm tìm kiếm đối tác tin cậy cũng như đàm phán hợp đồng và trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp thì chúng ta cần tìm đến các cơ quan nào… là hết sức cần thiết.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) Bạch Khánh Nhựt, cho rằng, nguyên nhân dẫn đến các DN bị lừa là do quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Do vậy, bài học rút ra từ vụ lừa đảo 76 container hạt điều đó là: Trong kinh doanh quốc tế, vai trò của môi giới là rất quan trọng nhưng DN cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập. Trong đó, vai trò của các Thương vụ tại nước sở tại là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác, mặc dù kẻ lừa đảo thường dùng các thủ đoạn rất tinh vi. Đồng thời, các DN nên dùng các phương thức thanh toán an toàn hơn và nên trao đổi thông tin với đồng nghiệp để phát hiện dấu hiệu lừa đảo….

Cùng quan điểm, Tham tán Công sứ Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Italy Nguyễn Đức Thanh cho rằng, DN cần thận trọng khi chọn đối tác, cảnh giác không để bị lừa đảo. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh các hoạt động hội thảo, đào tạo nghiệp vụ cho DN bởi “học phí không nhiều nhưng có tác dụng rất tốt để giảm rủi ro”.

Đại diện VCCI cho rằng, muốn kinh doanh quốc tế an toàn, trước tiên DN phải tự hoàn chỉnh mình, có nhân lực tốt, bộ máy tốt, hệ thống quản trị rủi ro tốt. Bên cạnh đó, các DN phải có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với các cơ quan thương vụ Việt Nam và các tổ chức hỗ trợ, dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp trong sử dụng các dịch vụ pháp lý. 

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
? 215-217 Tran Hung Dao, Co Giang Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner