VN-EAEU FTA – Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu

VN-EAEU FTA (tiếng Anh: Vietnam-Eurasian Economic Union Free Trade Agreement, viết tắt: VN-EAEU FTA) là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (bao gồm: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã được hai Bên khởi động từ tháng 3 năm 2013. Qua 2 năm đàm phán với 8 phiên chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ, ngày 29 tháng 5 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ các nước đã chính thức ký Hiệp định này tại Burabay, Kazakhstan.

Sau khi Hiệp định được ký kết, Việt Nam đã khẩn trương triển khai thủ tục phê duyệt nội bộ. Ngày 19 tháng 8 năm 2015 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 1805/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Hiệp định. Ngày 12 tháng 8 năm 2016, sau khi Ủy ban Kinh tế Á – Âu có công hàm về việc các nước thành viên Liên minh đã hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi công hàm với Ủy ban Kinh tế Á – Âu về ngày hiệu lực theo đó thống nhất Hiệp định Viet Nam – EAEU FTA chính thức có hiệu lực từ ngày 05 tháng 10 năm 2016.

Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam và Liên minh có điều kiện khai thác các ưu đãi thương mại, đầu tư mà hai nước dành cho nhau trong Hiệp định, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh.

Theo đánh giá sơ bộ, trong thời gian qua Hiệp định đã đóng góp tích cực cho sự phát triển thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước Liên minh. Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu đã tăng trên 25% so với cùng kỳ trong giai đoạn này. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, về phía Việt Nam, các mặt hàng đã tận dụng các ưu đãi của Hiệp định chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện. Về phía Liên minh Kinh tế Á – Âu, các mặt hàng được hưởng lợi chủ yếu là cá hồi nước ngọt, ngô, phân bón các loại, dầu thực vật, sắt thép, xe tải và một số phương tiện vận tải dùng động cơ diesel,…. Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy các dòng hàng của Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á – Âu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định đang có xu hướng tăng.

 

Mục tiêu của Hiệp định VN-EAEU FTA

  • Đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các bên thông qua, nhưng không hạn chế ở, việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan và đơn giản hóa thủ tục hải quan.
  • Đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại dịch vụ giữa các bên.
  • Tạo ra sự thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các bên thông qua việc phát triển hơn môi trường đầu tư thuận lợi.
  • Hỗ trợ hợp tác thương mại và kinh tế giữa các bên. 
  • Bảo hộ đầy đủ và hiệu quả sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.
  • Thiết lập một khuôn khổ nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực đã được thỏa thuận trong Hiệp định và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các bên.

 

Ủy ban Hỗn hợp VN-EAEU FTA

  • Các bên trong Hiệp định thành lập một Ủy ban Hỗn hợp bao gồm đại diện của mỗi bên, và được đồng chủ tọa bởi hai đại diện – một đại diện từ phía Việt Nam và một đại diện từ phía Liên minh Kinh tế Á Âu hoặc một Quốc gia Thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu. 

 

Ủy ban Hỗn hợp có những chức năng sau: 

  • Xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực thi và triển khai Hiệp định
  • Giám sát công việc của tất cả các ủy ban và các cơ quan khác được thành lập theo Hiệp định
  • Xem xét các phương thức tăng cường mối quan hệ giữa các bên 
  • Xem xét và đề xuất sửa đổi Hiệp định với các bên
  • Thực hiện các công việc khác ở những vấn đề có liên quan trong phạm vi của Hiệp định VN-EAEU FTA mà các bên có thể thống nhất.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK: ĐỒNG HÀNH TRÊN TỪNG MỤC TIÊU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner