Doanh nghiệp vận tải cần lắp camera hợp chuẩn tránh “tiền mất, tật mang”

Để được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn, thiết bị phải được cơ quan chức năng kiểm duyệt phù hợp với Nghị định 10, thông tư 12, thông tư 02 và các văn bản pháp luật khác.

Giờ G thực hiện quy định lắp camera trên xe kinh doanh vận tải đã qua gần nửa tháng, việc lắp camera dần hạ nhiệt. Theo một số đơn vị phân phối, vừa qua nhiều doanh nghiệp vận tải đổ xô lắp loại camera hợp chuẩn. Trong khi đó thiết bị không hợp chuẩn khó “thoát hàng”.

Chỉ cần 1 thiết bị duy nhất

Trước khi Tiêu chuẩn về camera được ban hành, việc lựa chọn loại camera đáp ứng pháp lý và chất lượng là rất khó. Doanh nghiệp vận tải phải đọc nhiều văn bản pháp luật liên quan với những vấn đề kỹ thuật phức tạp, rồi tự đánh giá cả chục tiêu chí.

Cơ quan quản lý khuyến cáo doanh nghiệp vận tải nên lựa chọn thiết camera bị hợp chuẩn để tránh bị đầu tư lãng phí – Ảnh minh họa

Vì thế, doanh nghiệp vận tải đành phải tin lời nhà cung cấp “quảng cáo” như: thiết bị chất lượng tốt, đã phù hợp với Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.

Gỡ khó cho doanh nghiệp, ngày 4/11/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ GTVT, Bộ Công an ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN13396 về camera giám sát hành trình.

Thiết bị được hợp chuẩn TCVN13396, trước hết có cấu tạo là một thiết bị giám sát hành trình (GSHT) công nghệ 4G tích hợp thêm mắt thu camera.

Nói về công nghệ này, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chi hội GSHT chia sẻ, lắp camera Nghị định 10 đang có xu hướng: Rời và tích hợp. Xu hướng rời phải sử dụng 2 thiết bị rời trên xe, gồm 1 thiết bị camera và 1 thiết bị GSHT. Như thế sẽ hại ắc quy, dùng tới 2 SIM nên tốn chi phí duy trì lâu dài…

Sắp tới, Bộ Thông tin và truyền thông cắt sóng 2G, đơn vị vận tải lại phải một lần nữa mất phí nâng cấp thiết bị GSHT lên 4G.

“TCVN13396 theo xu hướng tích hợp giữa camera Nghị định 10 với thiết bị GSHT, do vậy các doanh nghiệp chỉ cần 1 thiết bị duy nhất trên xe. Điều đó khắc phục được các nhược điểm trên, dữ liệu đồng nhất. Vì thế, đây là xu hướng tất yếu”, ông Giang khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, tích hợp mang lại nhiều lợi ích lâu dài. Nếu lắp rời 2 thiết bị, lái xe phải 2 lần quẹt thẻ rất phiền hà, chẳng may chỉ quẹt một lần có thể dẫn tới thông tin lái xe giữa thiết bị GSHT và camera khác nhau, dẫn tới bị “phạt oan”.

“Chỉ sử dụng 1 thiết bị nên kéo dài được tuổi thọ ắc quy, hay sắp tới nhà mạng “khai tử” 2G thì không mất chi phí nâng cấp thiết bị GSHT lên 4G, đã tiết kiệm vài triệu đồng”, ông Liên phân tích.

Cũng theo ông Liên, hiện có tình trạng nhiều doanh nghiệp vận tải lắp thiết bị không đúng theo chuẩn đã ban hành. Thiết bị GSHT đang sử dụng mạng 2G nhưng ngành truyền thông đang chuyển đổi sang thiết bị 4G. Khi lắp thiết bị không đạt chuẩn, không tích hợp được với thiết bị GSHT và chuyển đổi sang mạng 4G, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư lại thiết bị khác, gây tốn kém, nhất là trong điều kiện dịch bệnh hiện nay.

Tránh “tiền mất, tật mang”

Từ khi cơ quan chức năng kiểm tra và cấp chứng nhận cho một số dòng camera hợp chuẩn TCVN13396 tình hình đã đổi khác. Vận tải chỉ cần chọn lắp loại thiết bị có chứng nhận hợp chuẩn này, nên không còn cảnh “mù mờ” như trước.

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hiện thị trường chào mời gắn camera giám sát trên xe đang diễn ra sôi động. Thị trường xuất hiện nhiều loại camera, có hiện tượng hàng kém chất lượng, giá cả thì “thượng vàng hạ cám”.

Đại diện một công ty phân phối camera cho hay, một số nhà cung cấp “thoát hàng” bằng cách tung đủ các chiêu trò tạo nên “ma trận” giá. Một số nhà xe, do không tìm hiểu kỹ đã mua nhầm những thiết bị trôi nổi bên ngoài về tự lắp, khó đảm bảo kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước.

Để tránh “tiền mất – tật mang”, các doanh nghiệp đã chọn cho mình loại thiết bị hợp chuẩn được ban hành. Thiết bị đạt chuẩn đã được kiểm định về pháp lý và chất lượng. Hơn nữa giá cả chênh lệch không nhiều.

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, phụ trách công nghệ thông tin, Công ty tiếp vận Hòa Phát cho hay, đơn vị có gần 100 xe container đã lắp thiết bị theo tiêu chuẩn. Có hai tiêu chí của sản phẩm để công ty lựa chọn là đạt tiêu chuẩn và giá thành.

“Giá thành chung sản phẩm trên thị trường được các đơn vị cung cấp thiết bị đưa ra khoảng 5 triệu đồng/bộ. Trên thị trường hiện có một số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hay giá thành thấp khoảng hơn 2 triệu khó thể đáp ứng theo quy định. Doanh nghiệp đã bỏ ra số tiền lớn thì không nên lắp các thiết bị có giá thành rẻ, không đạt chuẩn”, ông Tuấn nói.

Tương tự, ông Nguyễn Tiến Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Hiền Phước, doanh nghiệp chuyên chạy tuyến Hà Nội – TP.HCM cho hay, 50 xe của doanh nghiệp đều được lựa chọn lắp thiết bị camera đạt chuẩn bởi được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng, chứng nhận rõ ràng, đáp ứng đầy đủ pháp lý. Giá cả chênh so với sản phẩm khác không đáng là bao nhưng cảm thấy yên tâm hơn.

Ở góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng quản lý vận tải Sở GTVT tỉnh Hà Nội cho rằng, khi kiểm tra điều kiện kinh doanh, nếu camera không hợp chuẩn thì Sở GTVT mất nhiều thời gian vì phải kiểm tra kỹ, đối chiếu với các tiêu chí của Nghị định 10, thông tư 12, thông tư 02. Nếu đạt mới cấp giấy phép, phù hiệu… Vì thế, chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp vận tải nên sử dụng các thiết bị hợp chuẩn TCVN13396.

“Tiêu chuẩn đã được ban hành, các doanh nghiệp vận tải nên chọn thiết bị của các nhà cung cấp đủ điều kiện. Tương tự trước đây, các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình được chứng nhận hợp quy chuẩn, lần này Bộ GTVT nên công bố các nhà cung cấp có sản phẩm đạt theo tiêu chuẩn đã ban hành để doanh nghiệp vận tải biết để lựa chọn, tránh lắp thiết bị không đạt, phải lắp nhiều lần gây tốn kém, lãng phí”, ông Tuyển nói.

Ông Dương Văn Hưng, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho rằng, các doanh nghiệp vận tải nên lựa chọn các sản phẩm đã được chứng nhận đạt chuẩn theo tiêu chuẩn mới được ban hành để tránh bị lực lượng chức năng xử phạt và gây lãng phí cho doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện và đơn vị cung cấp phải chịu trách nhiệm khi lắp thiết bị không đạt theo quy định.

Ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho hay, Hiệp hội vận tải Trung ương và Hiệp hội vận tải Hà Nội đều đã có công văn khuyến cáo lắp camera đạt chuẩn Quốc gia TCVN13396. Sau này nếu nhà nước có yêu cầu hợp chuẩn, không mất chi phí nâng cấp thay thế thiết bị lần nữa.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?40/25 Bui Vien, Pham Ngu Lao Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner