Container Là Gì và Lịch Sử Ra Đời Container. Kích Thước Container 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top

Kích thước container hiện nay có 3 loại theo tiêu chuẩn ISO là container 20 feet, 40 feet và 45′. Tuỳ theo loại hàng hoá của bạn mà chọn loại container cho phù hợp.  Trong bài viết này sẽ trình bày sơ lược lịch sử container, các loại container: Khô, lạnh, Open top, Flat Rack, ứng dụng mỗi loại thích hợp với hàng hoá gì.

Về cơ bản kích thước lọt lòng 3 loại container tiêu chuẩn như sau:

Loại Container Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Chiều cao (m) Thể tích (m3)
Container 20 feet 5.898 2.352 2.395 33.2 m3
Container 20 feet lạnh 5.485 2.286 2.265 28.4 m3
Container 40 feet thường 12.032 2.350 2.392 67.6 m3
Container 40 feet cao 12.023 2.352 2.698 76.3 m3
Container 40 feet lạnh 11.572 2.296 2.521 67.0 m3

 

Sau đây là kích thước phủ bì của container:
Container 20 feet: Dài 6,060m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m
Container 40 feet: Dài 12,190m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m
Container 45 feet: Dài 13,716m; Rộng 2,500m; Cao 2,896m

Kích thước container theo tiêu chuẩn ISO 6346

 

Tuy nhiên đây chỉ là kích thước bên ngoài, bạn nên tham khảo chi tiết tất cả thông số kỹ thuật gồm: kích thước bên ngoài (phủ bì), kích thước bên trong (lọt lòng), chiều rộng, cao cửa container, tải trọng chở hàng…trong từng loại bên dưới. Phần cuối bài viết nói về tiêu chuẩn của Việt Nam quy định mức tải trọng mà container có thể đóng hàng.

 

I. Container Là Gì và Lịch Sử Ra Đời Container

Container là một hình hộp chữ nhật được làm bằng thép, dùng để vận chuyển hàng hoá trên biển. Sức chứa của container được tính theo đơn vị TEU (twenty-foot equivalent units) – Là đơn vị tương đương 20 foot ( 1foot = 0,3048 m). Do đó người ta thường gọi 1 container 20 feet là 1 TEU. Vì lý do này mà các biến thể container 40 feet ~ 2 TEU, container 45 feet cũng xem như là 2 TEU.

Malcom Purcell McLean (sinh năm 1913) được cho là người đã phát minh ra Container vào khoảng những năm 1935 tại New Jersey – Hoa Kỳ. Với ý tưởng ban đầu là ông ngồi chờ lấy hàng tại những toa tàu tốn kém nhiều thời gian, ông sáng kiến tại sao người ta ko dỡ nguyên 1 toa tàu, từ đó container ra đời.

  • Nhưng lúc đó chưa sử dụng trên đường thuỷ.
  • Lịch sử của container trải qua rất nhiều giai đoạn.
  • Sau khi quân đội Anh và quân đội Mỹ dùng vận chuyển hàng hoá bằng tàu thuỷ trong chiến tranh thế giới, thì lúc này container mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

Ngày nay, có đến 90% hàng hoá được vận chuyển bằng container, có thể nói container là một trong những yếu tố của cuộc cách mạng logistics.

 

II. Các Loại Container và Ứng Dụng Mỗi Loại

Như đã nói ở trên, theo tiêu chuẩn thì container có 3 kích thước chính là 20 feet, 40 feet và 45 feet. Mình sẽ trình bày theo tiêu chuẩn này, và trong mỗi kích thước thì có phân loại như sau: cont khô (cont thường), container cao (HC – High Cube), cont lạnh (RF – Reefer), container lạnh cao (HR – Hi-Cube Reefer), open top ( OT – container hở), container flatrack. Bạn hãy dùng phần mục lục di chuyển đến loại container bạn cần nhé.

 

  • Kích Thước Container 20 feet Thường – 20 ft Khô

Đây là loại cơ bản nhất, đại diện cho đơn vị tính TEU. Loại này thường được sử dụng đế đóng những hàng hoá khô, có tính chất nặng, yêu cầu ít về mặt thể tích. Ví dụ như gạo, bột, thép, xi măng…

Bạn nên nhớ

các kính thước dài, rộng, cao của loại 20feet thường. Vì đây là đơn vị cơ bản nhất (TEU) để suy ra các kích thước của những loại khác.

20′ Hàng Khô Thông Số Kỹ Thuật
  • Bên Ngoài (Phủ bì)
Dài 6,060 mm 20 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,590 mm 8 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 5,898 mm 19 ft 4.2 in
Rộng 2,352 mm 7ft 8.6 in
Cao 2,395 mm 7 ft 10.3 in
  • Cửa Cont
Rộng 2,340 mm 92.1 in
Cao 2,280 mm 89
  • Thể Tích
33.2 m3
  • Khối lượng
33.2 cu m 1,173 cu ft
  • Trọng lượng cont
2,200 kg 4,850 lbs
  • Trọng lượng hàng
28,280 kg 62,346 lbs
  • Trọng lượng tối đa
30,480 kg 67,196 lbs

 

  • Kích Thước Container 20 feet Lạnh – RF

Trong loại container 20 feet thì cont 20 lạnh (RF) phổ biến hơn so với container 20 feet cao. Loại cont này có kích thước bên ngoài như container 20′ khô, nhưng được trang bị thêm máy làm lạnh, là hệ thống giữ nhiệt. Do đó kích thước bên trong container 20 feet lạnh sẽ khác với cont khôMáy lạnh và chiều dày của lớp giữ nhiệt làm giảm kích thước bên trọng gồm chiều dài, rộng, cao và làm giảm thể tích của cont 20 lạnh. Hệ thống làm lạnh có thể làm lạnh đến -18 độ C đến 18 độ C. Thường những hàng thuỷ sản người ta dùng đến -18 độ C, những hàng nông sản dùng nhiệt độ mát để bảo quản tầm -4 độ C. Các bạn tưởng tượng rằng 1 phòng diện tích 30m2 sử dụng máy lạnh 1,5HP (1,5 ngựa) thì loại này thường được trang bị máy lạnh có công suất là 7,5 HP cho nhiệt độ lạnh đến -18 độ C, phương pháp làm lạnh gián tiếp. Các máy lạnh được trang bị thường của các hãng CARRIER / THERMOKING/MITSU/DAIKIN. Làm những mặt hàng lạnh người ta rất quan tâm đến phí DEM/DET vì chi phí lưu cont loại này rất cao.

20′ Hàng Lạnh – RF Thông Số Kỹ Thuật
  • Bên Ngoài (Phủ bì)
Dài 6,060 mm 20 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,590 mm 8 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 5,485 mm 17 ft 11.9 in
Rộng 2,286 mm 7 ft 6.0 in
Cao 2,265 mm 7 ft 5.2 in
  • Cửa Cont
Rộng 2,286 mm 7 ft 6.0 in
Cao 2,224 mm 7 ft 3.6 in
  • Thể Tích
28,4 m3
  • Khối lượng
28.4 cu m 1,004.5 cu ft
  • Trọng lượng cont
3,200 kg 7,055 lbs
  • Trọng lượng hàng
27,280 kg 60,141 lbs
  • Trọng lượng tối đa
30,480 kg 67,196 lbs

 

  • Kích Thước Container 20 feet Cao (HC)

Loại container 20 feet cao rất ít phổ biển tại Việt Nam và dường như không có. Loại này được sử dụng ở châu Âu. Trong quá trình mình làm việc mình thấy hầu như 99% chưa khách hàng nào hỏi loại này.

20′ Cao (HC) Thông Số Kỹ Thuật

  • Bên Ngoài (Phủ bì)
Dài 6,058 mm
Rộng 2,438 mm
Cao 2,891 mm
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 5,910 mm
Rộng 2,345 mm
Cao 2,690 mm
  • Cửa Cont
Rộng 2,335 mm
Cao 2585 mm
  • Thể Tích
37,28 m³
  • Trọng lượng cont
2420 kg
  • Trọng lượng hàng
28060 kg
  • Trọng lượng tối đa
30480 kg

 

  • Kích Thước Container 40 feet Khô

Container 40 feet là loại tiêu chuẩn từ cont 20. Các kích thước bên ngoài gần như là gấp đôi cont 20. Nếu cont 20 là 1 TEU thì loại 40′ được tính là 2 TEU. Loại cont này được sử dụng cho các loại hàng hoá yêu cầu nhiều về thể tích nhưng khối lượng nhẹ. Ví dụ như: hàng dệt may, hàng sắn lát, nội thất, nhựa đã gia công (không phải hạt nhựa)….

Khi sử dụng container 40 feet phí cước tàu thường gấp đôi cont 20, nhưng phí THC không gấp đôi so với 20 feet. Phí THC tuỳ mỗi hãng tàu quy định, nhưng cont 40 có phí THC cao hơn tầm 30-40% so với cont 20. Như vậy nếu hàng sử dụng được cont 40 thì bạn nên dùng loại này vì chở được hàng nhiều hơn và phí rẻ hơn.

40′ khô Thông Số Kỹ Thuật
  • Bên Ngoài (Phủ Bì)
Dài 12,190 mm 40 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,590 mm 8 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 12,032 mm 39 ft 5.7 in
Rộng 2,350 mm 7ft 8.5 in
Cao 2,392 mm 7 ft 10.2 in
  • Cửa Cont
Rộng 2,338 mm 92.0 in
Cao 2,280 mm 89.8 in
  • Thể Tích
67,634 m3
  • Khối lượng
67.6 cu m 2,389 cu ft
  • Trọng lượng cont
3,730 kg 8,223 lbs
  • Trọng lượng hàng
26,750 kg 58,793 lbs
  • Trọng lượng tối đa
30,480 kg 67,196 lbs

 

 

  • Kích Thước Container 40 feet Cao – HC

Container 40 cao (HC) là một loại container có kích thước như cont 40 feet thường, nhưng chiều cao cao hơn 1 chút. Loại này được thiết kế nhằm tối ưu đóng hàng cho cont 40. Trên thị trường Logistics loại cont này thường xuyên bị thiếu hụt do nhu cầu rất nhiều.

Xét về góc độ kinh tế thì loại cont này có giá cước tàu, phí THC như 40 feet. Nên loại các chủ hàng rất thích loại này vì đóng được nhiều hơn, thoải mái hơn cho việc đóng hàng.

40′ Cao – HC Thông Số Kỹ Thuật

 

  • Bên Ngoài (Phủ Bì)
Dài 12,190 mm 40 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,895 mm 9 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 12,023 mm 39 ft 5.3 in
Rộng 2,352 mm 7ft 8.6 in
Cao 2,698 mm 8 ft 10.2 in
  • Cửa Cont
Rộng 2,340 mm 92.1 in
Cao 2,585 mm 101.7 in
  • Thể Tích
76,29 m3
  • Khối lượng
76.2 cu m 2,694 cu ft
  • Trọng lượng cont
3,900 kg 8,598 lbs
  • Trọng lượng hàng
26,580 kg 58,598 lbs
  • Trọng lượng tối đa
30,480 kg 67,196 lbs

 

  • Kích Thước Container 40 Lạnh (RF)

Loại container 40 lạnh (RF) có kích thước bên ngoài giống cont 40 thường. Tuy nhiên vì có trang bị thêm thiết bị làm làm lạnh và lớp giữ lạnh nên loại cont này có kích thước loạt lòng (kích thước bên trong) nhỏ hơn loại 40 thường. Container 40 lạnh cũng giống như 20 lạnh dùng để vận chuyển hàng cần làm lạnh, nhiệt độ lạnh lên đến -18 độ C.

40′ Lạnh (RF) Thông Số Kỹ Thuật

 

  • Bên Ngoài (Phủ Bì)
Dài 12,190 mm 40 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,590 mm 8 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 11,558 mm 37 ft 11.0 in
Rộng 2,291 mm 7 ft 6.2 in
Cao 2,225 mm 7 ft 3.6 in
  • Cửa Cont
Rộng 2,291 mm 7 ft 6.2 in
Cao 2,191 mm 7 ft 2.2 in
  • Thể Tích
58,92 m3
  • Khối lượng
58.9 cu m 2,083.3 cu ft
  • Trọng lượng cont
4,110 kg 9,062 lbs
  • Trọng lượng hàng
28,390 kg 62,588 lbs
  • Trọng lượng tối đa
32,500 kg 71,650 lbs

 

  • Kích Thước Container 40 Cao Lạnh (HC-RF)

Container 40 Cao lạnh giống như cont 40 lạnh nhưng chiều cao thì cao hơn. Chi tiết kích thước như sau:

40′ Cao Lạnh (HC-RF) Thông Số Kỹ Thuật

 

  • Bên Ngoài (Phủ Bì)
Dài 12,190 mm 40 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,895 mm 9 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 11,572 mm 37 ft 11.6 in
Rộng 2,296 mm 7 ft 6.4 in
Cao 2,521 mm 8 ft 3.3 in
  • Cửa Cont
Rộng 2,296 mm 7 ft 6.4 in
Cao 2,494 mm 8 ft 2.2 in
  • Thể Tích
66,98 m3
  • Khối lượng
67.0 cu m 2,369.8 cu ft
  • Trọng lượng cont
4,290 kg 9,458 lbs
  • Trọng lượng hàng
28,210 kg 62,192 lbs
  • Trọng lượng tối đa
32,500 kg 71,650 lbs

 

  • Kích Thước Container 20 feet Flat Rack

Container 20 feet Flat Rack dùng để chở hàng quá khổ quá tải. Kích thước không khác gì loại cont 20 khô. Cont này người ta không có làm vách và mái (top) ở trên. Thường Container flat rack dùng để chở những hàng đặc biệt như máy móc, những mặt hàng không thể để vừa 1 cont 20 feet. Để làm được hàng này đòi hỏi phải có kích thước chi tiết của hàng, trọng lượng hàng, Giá cước tàu cũng cao hơn nhiều so với cont thường. Các hãng nội địa Việt Nam rất ít cont flat rack thậm chí là không có

20′ Flat Rack Thông Số Kỹ Thuật
  • Ngoài (Phủ bì)
Dài 6,060 mm 20 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,590 mm 8 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 5,883 mm 19 ft 4.3 in
Rộng 2,347 mm 7ft 8.4 in
Cao 2,259 mm 7 ft 8.9 in
  • Khối lượng
32.6 cu m 1,166 cu f
  • Trọng lượng cont
2,750 kg 6,060 lbs
  • Trọng lượng hàng
31,158 kg 68,690 lbs
  • Trọng lượng tối đa
34,000 kg 74,950 lbs

 

  • Kích Thước Container 40 feet Flat Rack

Container 40 feet Flat Rack cũng có tác dụng như cont 20 flat rack là chở hàng quá khổ, quá tải và siêu trường, siêu trọng. Nếu như hàng bạn quá khổ vượt hơn 6m không thể dùng cont 20 feet flat rack thì bắt buộc phải dùng 40 feet flat rack. Cont 40 feet flat rack có chiều cao lọt lòng khá bé (1.950m), vì bản chất họ phải thiết kế dầm chữ I cao để chịu tải trọng lớn.

40′ feet Flat Rack Thông Số Kỹ Thuật

  • Bên Ngoài (Phủ bì)
Dài 12,190 mm 40 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,590 mm 8 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 11,650 mm 38 ft 3 in
Rộng 2,347 mm 7ft 8.5 in
Cao 1,954 mm 6 ft 5 in
  • Khối lượng
49.4 cu m 1,766 cu ft
  • Trọng lượng cont
6,100 kg 13,448 lbs
  • Trọng lượng hàng
38,900 kg 85,759 lbs
  • Trọng lượng tối đa
45,000 kg 99,207 lbs

 

  • Kích Thước Container 20 feet Open Top (OT)

Container Open Top là loại cont không có nóc, thay vì cont bình thường nóc được thiết kế bằng thép thì loại này dùng tấm bạt để che. Container Open Top dùng để chứa những kiện hàng cồng kềnh nhưng có kích thước hoàn toàn vừa container, không quá khổ như hàng Flat Rack. Loại Open Top đặc biệt phát huy tác dụng trong trường hợp hàng yêu cầu đóng gói và dở hàng theo phương thẳng đứng dùng cần cẩu… như các loại vật tư, thiết bị xây dựng, máy móc….

20′ feet Open Top (OT) Thông Số Kỹ Thuật

 

  • Bên Ngoài (Phủ bì)
Dài 6,058 mm 20 ft
Rộng 2,438 mm 8 ft
Cao 2,591 mm 8 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 5,898 mm 19 ft 4.2 in
Rộng 2,352 mm 7ft 8.6 in
Cao 2,348 mm 7 ft 10.3 in
  • Cửa Cont
Rộng 2,340 mm 92.1 in
Cao 2,280 mm 89.7 in
  • Thể Tích
32.8 m3
  • Khối lượng
33.2 cu m 1,173 cu ft
  • Trọng lượng cont
2,350 kgs 5,180 lbs
  • Trọng lượng hàng
28,130 kgs 62,020 lbs
  • Trọng lượng tối đa
30,480 kg 67,196 lbs

 

  • Kích Thước Container 40 feet Open Top (OT)

Loại container 40 feet Open Top được thiết kế các thông số kỹ thuật giống với 40 thường, nhưng hở nóc và nóc được làm bằng bạt. Tác dụng như 20 open top.

40′ feet Open Top (OT) Thông Số Kỹ Thuật

 

  • Bên Ngoài (Phủ bì)
Dài 12,190 mm 40 ft
Rộng 2,440 mm 8 ft
Cao 2,590 mm 8 ft 6.0 in
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 12,034 mm 39 ft 5.8 in
Rộng 2,348 mm 7ft 8.4 in
Cao 2,360 mm 7 ft 8.9 in
  • Cửa Cont
Rộng 2,340 mm 92.1 in
Cao 2,277 mm 89.6 in
  • Thể Tích
66.68 m3
  • Khối lượng
66.6 cu m 2,355 cu ft
  • Trọng lượng cont
3,800 kg 8,377 lbs
  • Trọng lượng hàng
26,680 kg 58,819 lbs
  • Trọng lượng tối đa
30,480 kg 67,196 lbs

 

  • Kích Thước Container Bồn (Tank)

Container tank dùng để chở chất lỏng. Loại này thường tính theo tiêu chuẩn thể tích. Thường có các kích thước với thể tích như sau: 21000 lít, 24000 lít, 25000 lít, 26000 lít. Các nhà kinh doanh container tank họ sẽ thiết kế kích thước để có thể gắn vừa vào “khung” (giống như cont flatrack) để neo bồn có tiêu chuẩn giống những container 20 feet và 40 feet.

  • Standard ISO Tank Container Specifications
Capacity (nominal 21,000 litre  24,000 litre  25,000 litre  26,000 litre (Baffles)
Design Type UN PT / Hybrid UN PT / Hybrid UN PT / Hybrid UN PT / Hybrid
Discharge Outlet Bottom Bottom Bottom Bottom
Max. Gross Weight 36,000 kg 36,000 kg 36,000 kg 36,000 kg
Tare Weight 3,650 kg 3,900 kg 3,730 kg 4,060 kg
Max. Payload 32,350 kg 32,100 kg 32,270 kg 31,940 kg
Test Pressure 6,00 Bar 6,00 Bar 6,00 Bar 6,00 Bar
Working Pressure 4,00 Bar 4,00 Bar 4,00 Bar 4,00 Bar
Max. Cargo Temp 120 °C 120 °C 130 °C 130 °C
Steam Heating Coil 8 m² 8 m² 8 m² 8 m²
Baffles N/A N/A N/A Yes x3

 

  • Kích Thước Container 45 feet

Container 45 feet (45 ft High Cube container) ở Việt Nam hầu hết các hãng tàu cũng không sử dụng nhiều. Nếu bạn xin giá thì phải chờ rất lâu để có giá cước cho cont này. Loại này thường dùng để chuyên chở hàng  hoá lớn. Đặc điểm nhận dạng của loại cont này thường là ghi số 45 trên vách và trên cửa của container. Loại cont này có kích thước tương đương là 2.25 TEU nhưng do thói quen cũng có một số người gọi là 2 TEU . Bởi vì khi bạn nhìn sơ qua cont 45 có cảm tưởng như loại cont này là container 40 feet có 1 phần “dư” thêm nhú ra.

45′ Thông Số Kỹ Thuật

  • Bên Ngoài (Phủ bì)
Dài 13,716 mm
Rộng 2,500 mm
Cao 2,896 mm
  • Bên Trong (Lọt lòng)
Dài 13,556mm
Rộng 2,438 mm
Cao 2,695 mm
  • Cửa Cont
Rộng 2,416 mm
Cao 2,585 mm
  • Thể Tích
86.1 m³
  • Trọng lượng cont
4,800 kg
  • Trọng lượng hàng
25,680 kg
  • Trọng lượng tối đa
30,480 kg

 

Kích Thước Container 10 feet

Container 10 feet có thể tích 16m3. Đây là loại container được xác nhận là nhỏ nhất dùng để vận chuyển hàng và khá thuận tiện bởi tính nhỏ gọn và linh động của nó. Tuy nhiên loại cont 10 feet không được xếp vào chuẩn modun của ISO. Có thể dùng loại con 10feet cũ để làm nhà kho, nhà vệ sinh di động,…

Container 10 feet có kích thước: Dài: 2,991mm, Rộng: 2,438mm; Cao: 2,591mm

 

III. Tiêu Chuẩn Vế Kích Thước, Tải Trọng Container

Như đã trình bày ở trên kích thước container có rất nhiều loại. Cũng như các ký hiệu được ghi trên container thường được áp dụng theo 1 tiêu chuẩn chung ISO. Có một vài tiêu chuẩn ISO về container như Tiêu chuẩn ISO 668:1995 – Quy định về kích thước và tải trọng của container. theo tiêu chuẩn này các container đều có chiều rộng là 2,438mm (8ft).

Chiều dài của container thường người ta lấy container 40 feet làm chuẩn. Các container ngắn hơn phải được thiết kể đảm bảo có thể xếp chồng lên cont 40 và có 1 khe hở khoảng 3 inch.Bài viết trên chúng ta thấy rằng thực sự cont 20 feet (6,060mm) không phải dài gấp đôi container 40 feet (12,190mm). Vì ngoài cảng hoặc trên tàu, các container xếp chồng lên nhau, do đó phải có 1 khoảng hở 3 inch để đảm bảo an toàn.

Về chiều cao của container: hiện chủ yếu có 2 loại thường và cao

  • Loại thường có chiều cao 8 feet 6 inch (8’6”) ~ 2,590 mm
  • Loại cao có chiều cao là 9 feet 6 inch (9’6”) ~ 2,895 mm

2 loại container này có chiều cao chênh lệnh nhau khoảng 300mm (30cm) hay gần 1 bàn chân (foot)

Việc gọi loại thường hay loại cao là thói quen của con người qua các thời kỳ. Ví dụ ngày xưa còn loại cont chỉ cao 8ft thì lúc đó gọi là cont thường, còn cont (8’6″) (cont thường ngày nay) được gọi là cont cao.

Tải trọng ghi trên container không có nghĩa là tải trọng bạn được đóng hàng, tuỳ vào quốc gia hoặc liên quan đến trucking mà bạn phải đóng hàng theo quy định. Việt Nam hiện nay áp dụng tiêu chuẩn của Cục Đăng Kiểm áp dụng là TCVN 6273:2003 – “Quy phạm chế tạo và chứng nhận côngtenơ vận chuyển bằng đường biển” trong đó có quy định tải trọng toàn bộ của container 20 feet là 20,32 tấn.

Chú ý rằng container 40 feet mặc dù gấp đôi 20 feet nhưng không có nghĩa cont 40 feet chở được khối lượng hàng hoá gấp đôi cont 20′

  • Kết Luận
  • Bài viết này đã cung cấp toàn bộ những thông tin về kích thược tải trọng của tất cả các loại container. Chúng ta cần nhớ được kích thước tiêu chuẩn của container 20 feet là 1 TEU, container 40 feet (2 TEU). Các kích thước và trọng lượng container đều tuân theo tiêu chuẩn ISO. Việc thiết kế các biến thể chiều dài khác của container cần được tính toán làm sao có thể xếp chồng lên nhau và có khe hở an toàn.
  • Tải trọng trong container là tải trọng thiết kế kỹ thuật không có nghĩa bạn được chở hàng với mức tải trọng đó.

 

IV. Các thuật ngữ liên quan tới xuất nhập khẩu

Các thuật ngữ liên quan tới xnk rất nhiều và đa dạng lắm, giờ mình định nghĩa 1 vài thuật ngữ thông dụng các bạn tham khảo nhé:

  • ETD: Estimated time of departure (ý là thời gian dự kiến khởi hành cho 1 lô hàng , ngày này bạn sẽ thể hiện trên tờ khai hải quan gọi là ngày tàu chạy, bạn phải hạ cont trước ngày này từ 2-3 ngày tùy vào thời gian cut off tại cảng và các thủ tục cần thiết)
  • ETA: Estimated time of Arrival ( Ý là thời gian đến dự kiến, ngày này sẽ thể hiện dự kiến đến Consignee thể hiện trong chứng từ hải quan của bạn, ngày bạn sẽ thông tin đến Consignee cho hàng của họ tới cảng, để họ thông quan tờ khai trước và sau khi cập cảng consignee thì họ tiến hành rút hàng ra khỏi cảng từ 1-2 ngày sau ETA.
  • VSL/VOY: Vessel/ Voyage: Tên tàu/ số chuyến (là tàu sẽ chở hàng của bạn đi đầu tiên nơi bạn khởi hành, thể hiện trên tờ khai thông quan, trên Bill, trên chứng từ, trên packing list hạ, và bạn có thể tra trên web với tên tàu bắt đầu này để biết hàng của bạn tới đâu
  • POL: port of loading (cảng xếp hàng, hàng của bạn sẽ tới cảng nào trong nước để xuất hành từ sà lan đi nước ngoài (thường là cát lái, cái mép)
  • POD: port of dischage (cảng dỡ hàng, hàng từ POL đến POD này sẽ dừng lại, và nếu có chuyển sang tàu khác nữa lớn hơn thì từ đây hàng của bạn sẽ được chuyển qua, và từ đây nhiệm vụ của hãng tàu sẽ theo dõi cho tới kho hàng của bạn tới đúng cảng đích (Final destination).
  • TS port: transit port (cảng chuyển tải, hàng có thể đi thẳng hoặc chuyển sang 1 tàu khác như mình nói ở trên nhé)
    … còn rất nhiều, bạn có thể nhắn cho mình tiếp với những từ ngữ bạn chưa hiểu nhé, mình sẽ giúp bạn ha.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK: ĐỒNG HÀNH TRÊN TỪNG MỤC TIÊU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner