CIP chìa khóa để tăng giá bán xuất khẩu

CIP ở đây là cụm từ viết tắt của Carriage and Insurance Paid To, được hiểu là cước phí và bảo hiểm trả tới. Đây là một điều kiện trong thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của người bán và bên mua về chi phí, rủi ro, bảo hiểm liên quan tới việc giao nhận hàng hóa theo tiêu chuẩn Incoterms.

CIF là một Incoterms được sử dụng rộng rãi, rất quen thuộc trong thực tiễn của các thương gia và sẽ tiếp tục rất phổ biến. Tuy nhiên, CIP đại diện cho một sự thay thế hoàn chỉnh và linh hoạt hơn. Trong khi hai Incoterms có bản chất tương tự nhau, chúng cho thấy sự khác biệt đáng kể. Vì CIP được cập nhật nhiều hơn, nó nên được ưu tiên hơn CIF trong hầu hết các trường hợp. Đặc biệt, CIP có thể dùng cho tất cả các phương thức vận tải không chỉ riêng vận tải đường biển

Những lý do mà CIP là tiềm năng cho việc tăng giá bán xuất khẩu:

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhận ưu đãi mà hãng tàu dành cho

Khi xuất CIP, quyền chủ động phương tiện thuộc về nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn lựa được những hãng tàu rẻ hơn giá đã tính cho nhà nhập khẩu bên kia.

Hơn nữa, khi thuê những hãng tàu của Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả cho việc giao nhận vận tải đường biển, thanh toán tiền hàng. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vì thế cũng tăng, giảm được ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành vận tải đường biển Việt Nam phát triển.

Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn và chủ động hơn trong quá trình vận chuyển

Nói cách khác, khi giao hàng giá CIP, đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB.

via GIPHY

Bên cạnh đó, doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì quá lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.

Tăng giá bán xuất khẩu với bảo hiểm hàng hóa trong CIP Incoterm 2020

Trong điều kiện CIP trong Incoterm 2020 thì phía người bán sẽ là bên chịu trách nhiệm mua và chi phí bảo hiểm cho lô hàng trước khi vận tải để đảm bảo quyền lợi cho bên mua và bảo vệ hàng hóa. Với CIP Incoterm thì người bán sẽ phải mua bảo hiểm hàng hóa ở mức cao nhất tương ứng là mức A. So với quy định CIP Incoterm 2010 thì chỉ cần mức thấp nhất là mức C. Hiện tại áp dụng CIP Incoterm 2020 đã được nâng lên mức A là mức cao nhất để đảm bảo quyền lợi.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?215-217 Tran Hung Dao, Co Giang Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bãi  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner