Canada nhập khẩu mặt hàng lúa mì vào Việt Nam nhưng trong mặt hàng này có cỏ và được xem là bình thường ở Canada nhưng Việt Nam lại cấm vì sao?

Tìm hiểu thêm về ngành Logistics: thông qua 1 lô hàng bị xuất trả

Hàng hóa có thể đã được sắp xếp vào Việt Nam nhưng không hẳn sẽ được Hải quan Việt Nam cho phép thông quan để nhận hàng tại Việt Nam. Hôm nay mình xin chia sẻ các bạn cách xử lý một lô hàng bị hải quan Việt Nam từ chối thông quan.

Khách hàng của mình ở Canada, nhập khẩu mặt hàng lúa mì vào Việt Nam; thường mặt hàng này dùng để sản xuất bánh mỳ và các loại bánh nên số lượng là rất nhiều container, nhưng trong mặt hàng này có cỏ và được xem là bình thường ở Canada nhưng Việt Nam lại cấm vì Việt Nam muốn bảo vệ nền nông nghiệp Việt Nam: có thể những bông cỏ này có thể gây hại bằng cách mọc lên và gây ảnh hưởng mùa màng, sâu bọ hay sức khỏe của con người.

Khi Khách hàng của mình ở Canada biết được thông tin này thì họ liền lập tức tìm cách bán ba lô hàng này từ Đà Nẵng, Hải Phòng thì đi Malaysia, Lô hàng từ Hồ Chí Minh thì đi Thailand. Tại sao Việt Nam không chịu, mà Malaysia và Thái Lan đồng ý cho nhập khẩu vào nước của họ? Thì đây là quan điểm về nông nghiệp của mỗi nước, có thể họ nghĩ nhưng bông cỏ này là vô hại nên mới cho nhập vào. Bây giờ mình sẽ đi vào làm thế nào để các lô hàng này có thể xuất trả được nhé.

Trước tiên mình sẽ chuẩn bị một bộ chứng từ cần thiết để làm việc với hãng tàu và hải quan. Bao gồm:

  • Công văn từ chối nhận hàng của người mua hàng với lý do nào đó như người bán chuyển nhầm hàng như vậy sẽ đỡ rắc rối hơn là nêu lý do thật
  • Hợp đồng, invoice, packing list của người bán ở Canada và người mua mới
  • Công văn của người bán thông báo gửi nhầm hàng và sẽ chuyển lô hàng này cho người mua mới ở nước thứ 3

Mình có cơ hội làm  việc với 3 lô này với 3 khu vực hải quan khác nhau nên xin đúc kết lại lại như sau: về quy trình thì giống nhau nhưng mỗi hải quan thì đòi hỏi thêm một ít yêu cầu khác nhau nữa, mình cứ thế đáp ứng thôi. Sau đó cần xin được công văn của hải quan chấp nhận cho xuất trả lô hàng này thì gần như là xong rồi. Khâu này là quan trọng nhất, nếu bạn có quan hệ từ trước với hải quan thì sẽ dễ dàng hơn; nếu không thì phải chịu khó thuyết phục họ để họ đồng ý ký xác nhận công văn xuất trả hàng hóa.

Bước cuối cùng là lấy booking mới của lô hàng và từ hãng tàu đó luôn ví dụ như Zim Hải Phòng thì mình sẽ lấy booking của Zim từ Hải Phòng đi Port Klang chứ không thể rút ruột và chuyển qua container khác sẽ rất rắc rối và mất chi phí cao hơn. Cuối cùng là thanh toán các chi phí liên quan đến lưu cont, lưu bải, chi phí nội địa tại cảng, kiếm hóa hàng hóa… là có thể xuất được hàng hóa đi rồi.

Nghe có vẻ phức tạp nhưng khi bắt tay vào làm thì khá đơn giản chỉ cần lắng nghe hãng tàu một chút, hải quan một chút và khách hàng một chút, vậy là container chúng ta có thể xuất khẩu đi rồi.

Chúc các bạn có thể giải quyết các vấn đề phát sinh tại hải quan tốt nhất nhé.

Nguồn Smart Link

Bài viết: Rocky Thạch Nguyễn

CEO Smart Link Logistics

Rocky – Nguyễn Ngọc Thạch

 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi kênh của mình và hẹn gặp lại ở các Video tiếp theo.

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK VISION: BEST SERVICE, BEST YOU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner