Doanh nghiệp Việt cần chú ý các tiêu chuẩn gì khi xuất khẩu hàng hoá sang EU?

Thực trạng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU tại Việt Nam 

Hầu hết hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chưa được nhận diện thương hiệu do các doanh nghiệp chưa ý thức đúng tầm quan trọng của tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu hay tiêu chuẩn chất lượng.

“Bên cạnh đó, chưa trang bị đầy đủ thông tin và tuân thủ những tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu, dẫn đến số lượng hàng hóa bị trả về còn cao. Nguyên nhân nữa đến từ thực trạng hầu hết thành phẩm nông sản Việt Nam phân phối tại thị trường EU đều được đóng mác Trung Quốc, Nhật Bản… do Việt Nam xuất nguyên liệu thô qua các nước này”.

Đây là nhận định của ông Claudio Dordi, Tư vấn trưởng Dự án EU – MUTRAP, tại Diễn đàn chính sách thương mại “Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: Tiêu chuẩn riêng trong hoạt động xuất khẩu”, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức tại Cần Thơ ngày 20/7/2020.

Theo ông Claudio Dordi, 99% cà phê nhập khẩu vào châu Âu có nguồn gốc từ Việt Nam, nhưng không mấy người tiêu dùng biết điều đó. Ngoài cà phê, còn có cacao, chè, đồ chơi, giày dép, hàng dệt may…. Người tiêu dùng châu Âu đánh đồng hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc khiến hàng hoá Việt Nam phải chịu nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường này và khi các nước nhập khẩu đồng loạt gia tăng những hàng rào kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Thông qua việc phát triển các tiêu chuẩn về thực tiễn nông nghiệp tốt (GAPs), thực tiễn sản xuất tốt, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu các nhà cung cấp phải có giấy chứng nhận chất lượng từ các tổ chức chứng nhận độc lập…các doanh nghiệp xuất khẩu bị siết chặt hơn trách nhiệm về sự an toàn của sản phẩm.

Lối thoát cho vấn đề này, theo ông Claudio Dordi, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần mau chóng tập trung đổi mới dây chuyền công nghệ, chú trọng xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, cần tìm hiểu và cập nhật thường xuyên những thay đổi trong chính sách hàng nhập khẩu của các thị trường đối tác.

Tại thị trường châu Âu, có hai tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt Nam cần lưu ý, đó là tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng. Tiêu chuẩn chung là những quy định bắt buộc mà nếu hàng hóa không đạt được ngưỡng này sẽ bị từ chối nhập khẩu, bị trả về, thậm chí cưỡng bức tiêu hủy ngay tại cảng nhập, đồng thời doanh nghiệp bị cấm xuất khẩu vào thị trường này trong một thời gian hoặc vĩnh viễn.

Tiêu chuẩn riêng là những quy định mang tính tự nguyện, khuyến khích và “cộng điểm” cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là các quy định về môi trường làm việc quan tâm đến sức khỏe, công bằng cho người lao động, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và phúc lợi động vật (giết nhân đạo, vận chuyển hợp chuẩn…).

Ngoài ra, để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam xây dựng được những thương hiệu mạnh, Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, Chuyên gia tư vấn Dự án CSR của UNIDO tại Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần khẳng định uy tín thông qua việc thực thi “trách nhiệm xã hội” theo mô hình kim tự tháp: Kinh tế – Pháp lý – Đạo đức – Từ thiện; trong đó, trách nhiệm kinh tế là những chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả cạnh tranh. Trách nhiệm pháp lý là những tuân thủ cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội. Trách nhiệm đạo đức là đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không đi ngược những quy tắc, giá trị được xã hội công nhận dù không thể hiện trong các văn bản luật; đỉnh kim tự tháp là trách nhiệm từ thiện, với nghĩa chỉ những lợi ích mà doanh nghiệp mang lại vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội.

Bà Mai đưa ra ví dụ minh họa về mô hình “doanh nghiệp trách nhiệm xã hội”: kinh doanh trung thực, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh công bằng; tạo môi trường làm việc lý tưởng cho người lao động; gắn kết – phát triển cộng đồng, chung tay bảo vệ môi trường…

Ông Alain Chevalier, Cố vấn kỹ thuật cao cấp của Chương trình “nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương”, giới thiệu đến diễn đàn phần mềm Bản đồ tiêu chuẩn Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC standards map). Đây là phần mềm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm hiểu nhanh các đặc điểm chính, yêu cầu, chính sách liên quan đến hàng xuất khẩu; so sánh tiêu chuẩn cạnh tranh hàng hóa; tự đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp.

Theo đó, xu hướng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU cần đặc biệt lưu ý, đó là tâm lý của người tiêu dùng ở thị trường này sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho hàng hóa được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn, chứng nhận thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với xã hội… thay vì chú trọng giá bán rẻ như trước đây.

Chất lượng quyết định sản phẩm hàng hóa đủ điều kiện vào thị trường EU

Hiệp định EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác. Hiệu định EVFTA  giúp Việt Nam cải thiện chất lượng sản phẩm của mình và đón nhận dòng đầu tư từ châu Âu (EU) sang Việt Nam. Nhìn nhận cơ hội không thể bỏ lỡ nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tái thiết, thiết lập chất lượng, hệ thống quản lý sản phẩm lẫn doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường EU.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?40/25 Bui Vien, Pham Ngu Lao Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ?
Hotline: +84903354157
Email: cs@smartlinklogistics.com.vn / great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
 
✈️ ? For seafreight, airfreight, express….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner