TIỂU NGẠCH LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH

Smart Link đã có bài viết nói rõ về các thông tin nhập khẩu chính ngạch. Và bài viết dưới đây sẽ tiếp tục gửi đến mọi người chi tiết về nhập khẩu tiểu ngạch là gì. Từ khóa này đã được nói rất nhiều nhưng vẫn còn một số người thắc mắc về tiểu ngạch là gì? Sự khác nhau giữa chính ngạch và tiểu ngạch. Hãy cùng Smart Link tìm hiểu nhé!

Tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch là một hình thức mua bán thương mại quốc tế hợp pháp diễn ra giữa người dân hai nước sinh sống gần đường biên giới chung. Kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa thường có giá trị nhỏ và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Ví dụ, buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc là các hoạt động buôn bán giữa cư dân Việt Nam và cư dân Trung Quốc sinh sống gần đường biên giới. Mỗi giao dịch mua bán sẽ không quá 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính vì những tiêu chí về giá trị nhỏ đã khiến cho hình thức thương mại này có tên là tiểu ngạch, hay mậu dịch tiểu ngạch.

Buôn bán tiểu ngạch sẽ có tính ổn định thấp do giá trị mỗi giao dịch nhỏ. Vì vậy, mặt hàng được nhập tiểu ngạch nhiều nhất thường là hoa quả. Điều này khiến cho kim ngạch buôn bán tiểu ngạch có thể thay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết hoặc theo thay đổi chính sách kiểm dịch.

Buôn bán tiểu ngạch còn được coi là một phương thức mua bán dễ bị lợi dụng để tránh thuế. Lý do là bởi thuế nhập tiểu ngạch thường thấp hơn thuế nhập chính ngạch, và thủ tục liên quan cũng đơn giản hơn. Doanh nghiệp có thể thuê nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để tránh phải nộp thuế nhiều.

Khái niệm nhập khẩu tiểu ngạch

Dựa vào khái niệm tiểu ngạch và mua bán tiểu ngạch, có thể hiểu nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán thương mại quốc tế giữa cư dân hai quốc gia có biên giới liền kề. Tại Việt Nam, nhập khẩu tiểu ngạch phổ biến thường diễn ra ở các tỉnh biên giới như Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia,…

Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch thường không có giá trị quá lớn. Đa số các mặt hàng là nông sản, thực phẩm, trái cây, giày dép hay quần áo. Hầu hết hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch có nguồn gốc và chứng nhận sản xuất không rõ ràng.

Ưu điểm và nhược điểm của nhập khẩu tiểu ngạch

Ưu điểm:

  • Thủ tục nhập nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm.
  • Chi phí vận chuyển thấp.
  • Do hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch không qua hải quan nên thủ tục sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Trong quá trình vận chuyển, đơn vị vận chuyển sẽ gom các loại hàng lên xe tải, sau đó kê khai hàng hóa chung. Hàng hóa cũng phải đóng thuế nhưng số tiền đóng thuế sẽ nhỏ hơn so với nhập khẩu chính ngạch.

Nhược điểm:

  • Tính ổn định thấp.
  • Giá trị giao dịch nhỏ, kim ngạch hàng hóa thay đổi theo thời vụ, thời tiết, chính sách kiểm dịch.
  • Nhập khẩu tiểu ngạch thường xuyên bị lợi dụng để tránh thuế, biến tướng thành buôn lậu.

Thủ tục khai hàng hóa nhập khẩu

Khi muốn nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa, các tổ chức, cá nhân phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu làm thủ tục khai báo và nộp thuế theo quy định.

Những giấy tờ cần thiết để nhập khẩu:

  • Tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): 2 tờ.
  • Giấy chứng minh cư dân biên giới.
  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do UBND cấp tỉnh cấp.

Với hàng hóa thuộc loại tự sản tự tiêu của cư dân biên giới, khi mua bán có tổng giá trị thuộc mức tiêu chuẩn miễn thuế của Thông tư Liên Bộ thì không phải nộp thuế mà chỉ cần xuất trình chứng minh cư dân biên giới và hàng hóa để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi.

Nếu tổng giá trị mua bán vượt mức quy định thì cần phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch đối với giá trị hàng hóa vượt mức. Trong những tình huống này, cơ quan Hải quan dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính để thay thế cho tờ khai và biên lai nộp thuế.

Thủ tục kiểm hóa

Các tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch phải mang hàng hóa đến cửa khẩu và xuất trình để kiểm tra.

Tùy theo tính chất từng loại hàng hóa, trưởng hải quan cửa khẩu sẽ quy định phương pháp kiểm tra thích hợp. Việc kiểm hóa phải được tiến hành trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hàng hóa.

Cán bộ kiểm hóa sẽ đối chiếu giữa tờ khai và các giấy tờ liên quan với hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu tiểu ngạch để ghi lại kết quả kiểm hóa.

Căn cứ giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hóa, trưởng Hải quan cửa khẩu sẽ quyết định việc nộp thuế và cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.

Việc luân chuyển giấy tờ như sau:

  • Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới.
  • Lưu các giấy tờ còn lại tại cơ quan hải quan cửa khẩu.

Trên đây là những thông tin mà Smart Link muốn cung cấp để giúp bạn hiểu rõ về tiểu ngạch là gì. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúng tôi cung cấp dịch vụ và giải pháp giúp hàng hóa vươn ra thế giới với cam kết tận tâm, đồng hành cùng khách hàng, tự hào với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải.

Gọi vào hotline: 0935 766 039 để biết thêm thông tin chi tiết

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?215-217 Tran Hung Dao, Co Giang Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bãi  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84935766039
Email: jolis@smartlinklogistics.com.vn
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freight, Express, Amazon, Heart Services
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner