Tư vấn xuất khẩu sang thị trường châu Phi

Tại phiên tư vấn, đại diện các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi sẽ thông tin về tình hình một số thị trường thủy sản quan trọng của Việt Nam ở châu Phi.

Để tránh những rủi ro khi giao dịch và xúc tiến thương mại thủy sản hiệu quả với thị trường châu Phi, ngày 26/5, Phiên tư vấn xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Phi sẽ được tổ chức trực tiếp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với sự tham gia hỗ trợ của Sở Công Thương tỉnh, kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.

Tại phiên tư vấn, đại diện các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi sẽ thông tin về tình hình một số thị trường thủy sản quan trọng của Việt Nam ở châu Phi.

Cụ thể như Ai Cập, Algeria, Nam Phi, Nigeria và hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận những thông tin cập nhật về các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu thủy sản của thị trường các nước châu Phi.
Ngoài ra, các chuyên gia còn giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất, nhập thủy sản với thị trường châu Phi về chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu…
Theo Cục Xúc tiến thương mại, tham gia phiên tư vấn, đại diện các nhà nhập khẩu thủy sản đến từ Tập đoàn quốc tế thương mại và Công ty El Nopy ở Ai Cập sẽ chia sẻ những thông tin về thị trường và các yêu cầu nhập khẩu đối với sản phẩm cá ngừ đóng hộp và cá basa.

Đặc biệt, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực châu Phi, trao đổi thương mại hai chiều đã có mức tăng trưởng khả quan trong những năm qua. Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – châu Phi đạt 6,7 tỷ USD; năm 2021 đã tăng lên và đạt hơn 7 tỷ USD.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt 591,7 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi đạt giá trị 447,1 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang châu Phi gồm hàng công nghiệp, nông nghiệp như nông sản, thực phẩm, cà phê, chè, hạt tiêu, thủy hải sản, hàng chế biến…

Với quy mô dân số lớn khoảng 1,3 tỷ người, đặc biệt có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là khối thị trường mang lại đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Đáng lưu ý, các loại cá nước ngọt ngày càng được người dân châu Phi ưa dùng do thay đổi thói quen tiêu dùng thịt sang các loại thuỷ sản. Hơn nữa, năng lực đánh bắt nuôi trồng một số loại thủy sản của các nước trong khối không cao.

Dù tiềm năng xuất khẩu hàng hóa còn lớn nhưng đại diện Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia châu Phi khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng trong giao thương với đối tác châu Phi. Thời gian qua, tình trạng lừa đảo trong giao dịch đã liên tục xảy ra và đối tượng chấp nhận bất cứ giá chào hàng nhập khẩu nào từ doanh nghiệp Việt Nam hoặc đối tượng chào hàng xuất khẩu sang Việt Nam với giá thấp sau đó yêu cầu trả 1 khoản phí/ đặt cọc rồi chiếm dụng.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?40/25 Bui Vien, Pham Ngu Lao Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84 703 747 603
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner