#2 MỘT SỐ PHỤ PHÍ HÃNG TÀU THU CHO MỘT LÔ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
Cùng SmartLink tìm hiểu về các phụ phí hãng tàu thu đối với lô hàng xuất nhập khẩu nhé!
1. Phí PSS (Peak Season Surcharge)
Là phụ phí mùa cao điểm, thường áp dụng từ tháng tám đến tháng mười, khi có tăng đột biến về nhu cầu vận chuyển hàng hoá để chuẩn bị cho mùa lễ Giáng sinh và Tạ Ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
2. Phí CIC (Container Imbalance Charge)
Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí mất cân đối về vỏ container, hay còn được gọi là phí phụ trội hàng nhập. Nó có thể được hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
3. Phí GRI (General Rate Increase)
Phụ phí tăng giá cước vận chuyển, thường xảy ra trong mùa hàng cao điểm.
4. Phí chạy điện
Áp dụng cho hàng lạnh, là phí phát sinh khi cần cắm điện vào container để máy lạnh của container hoạt động và giữ nhiệt độ cho hàng lạnh.
5. Phí vệ sinh container (Cleaning container fee).
6. Phí lưu container tại cảng (DETENTION); Phí lưu container tại kho riêng của khách (DEMURRAGE); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE).
DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE đối với hàng xuất khẩu
Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng. Thông thường đối với hàng xuất khẩu, bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày DET trước ngày tàu khởi hành (ETD). Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tàu dự kiến, bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET). Nếu bạn giao container về bãi nhưng sau closing time quy định và hàng không kịp xếp lên tàu dự kiến, bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE).
DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE đối với hàng nhập khẩu
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và muốn mang container về kho riêng để rút hàng, container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) trong vòng 5 ngày. Kể từ ngày thứ 6 trở đi, bạn sẽ phải trả phí DEM và STORAGE nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng hoặc nếu bạn đem hàng về kho riêng sau ngày quy định. Trong trường hợp bạn rút hàng tại bãi của cảng sau 05 ngày được miễn, bạn phải trả phí lưu container (DEM) và lưu bãi (STORAGE).
7 Thu hộ cước vận tải biển hàng nhập = Phí IFB. Đây là việc thu cước phí vận chuyển hàng đóng container, hàng lẻ, hàng xá tại nước nhập khẩu bởi người nhập khẩu.
8. Phí ISF
Phí ISF = Importer Security Filing = Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu. Là thủ tục bắt buộc kê khai thông tin an ninh cho nhà nhập khẩu tại Mỹ, bao gồm các thông tin liên quan đến sản phẩm, nhà sản xuất và các thủ tục nhập khẩu.
9. Phí tắc nghẽn cảng hoặc phí thay đổi cảng đích (Change of Destination)
Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh khi chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, bao gồm phí xếp dỡ, phí đảo chuyển và các chi phí khác.
Xem thêm: #1 MỘT SỐ PHỤ PHÍ HÃNG TÀU THU CHO MỘT LÔ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
Trên đây là thông tin chi tiết về các phụ phí hãng tàu mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên mà SmartLink cung cấp sẽ giúp cho người đọc những thông tin cơ bản. Nếu bạn đang tìm hiểu và mong muốn hợp tác với một đơn vị có thể hỗ trợ về các chứng nhận, tài liệu liên quan đến logistics, xuất nhập khẩu thì Smart Link Logistics là một lựa chọn tốt để trải nghiệm.
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU