XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG VỚI ẤN ĐỘ CẦN CHUẨN BỊ GIẤY TỜ GÌ ?
Bạn có lô hàng xuất nhập khẩu với Ấn Độ nhưng không biết mình cần chuẩn bị giấy tờ gì ? Vậy hãy cùng tìm hiểu để lô hàng có thể được vận chuyển đi trơn tru nhất nha.
Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
Hợp đồng mua bán quốc tế (Sale Contract) còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Lưu ý: Ấn Độ áp dụng chính sách, nhất là chính sách đối với hàng nhập khẩu đôi khi rất bất ngờ, không báo trước
Theo đó, hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản với các điều khoản rõ ràng, sử dụng phương pháp thanh toán L/C trả ngay, không hủy ngang, sử dụng đơn vị giám định chất lượng (tại cảng đi hoặc tại cảng đến).
Khi ký kết hợp đồng hoặc trao đổi cần tìm hiểu rõ thông tin cá nhân và pháp nhân của đối tác như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận xuất nhập khẩu, họ tên, số điện thoại email, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh người liên hệ, người ký hợp đồng….
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hay thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại.
Phiếu đóng gói (Packing List)
Packing list hay Phiếu đóng gói là bảng kê danh mục hàng hóa như thỏa thuận của Hợp đồng, thông tin trên bảng kê tương tự như hóa đơn nhưng không cần có các thông tin liên quan đến thanh toán hay đơn giá hoặc trị giá hoặc đồng tiền thanh toán. Điều quan trọng là cần có quy cách đóng gói, trọng lượng và kích thước.
Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): để lấy thông tin tên tàu, số chuyến, cảng xuất
Được hiểu một cách đơn giản là việc ghi chép lại việc đặt chỗ hãng tàu của chủ hàng để vận chuyển hàng hóa. Booking note còn được hiểu là Việc lưu khoang/Giấy lưu cước.
Phơi phiếu hạ hàng, xác nhận container đã hạ bãi cảng: để lấy số container, số seal (chì) niêm phong
Có thể lấy một ví dụ đơn giản như sau: Sau khi chủ hàng lấy cont khỏi depot để đem về kho riêng đóng hàng sẽ có 1 tờ phơi phiếu kèm theo ghi lại tình trạng của cont là tốt hay xấu có bị bóp méo, thủng rách hay không.
Ngoài ra còn có thêm các thông tin khác như số cont, chủ hàng, số xe ô tô kéo cont,…Khi chủ hàng đóng hàng xong trả về bãi chứa cont chờ xuất khẩu cũng sẽ có 1 tờ phơi phiếu ghi lại tình trạng cont còn tốt hay không?
C/O Form AI
Vì xuất nhập khẩu với Ấn Độ việc được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ có giá trị cạnh tranh rất lớn. Để đạt được mức ưu đãi đó, các doanh nghiệp cần phải xuất trình được CO-Certificate of Origin cho cơ quan Hải quan và cơ quan thuế. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, CO đặc biệt có giá trị.
Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ, chứng nhận xuất xứ đang được sử dụng là C/O form AI (Asean-India).
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU