Xuất khẩu nông sản Việt: Các lưu ý khi xuất khẩu vải vào thị trường Nhật Bản.

Vào tháng 12/2019, sau 5 năm đàm phán với Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) nhận được thông báo về việc chính thức mở cửa nhập khẩu mặt hàng vải thiều Việt Nam trực tiếp vào Nhật Bản. Kèm theo tin mừng này là một loạt các yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm dịch thực vật. Nhiều thí nghiệm được tiến hành để đảm bảo loại trừ các loại vi sinh vật có khả năng tồn tại trên quả vải. Nhật Bản vốn dĩ là một thị trường khó tính, vì vậy việc thực hiện đầu đủ các yêu cầu và quy định là điều cần hết sức lưu ý.

Cụ thể các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều Việt Nam xuất vào Nhật Bản bao gồm:

  • Vải thiều phải được trồng trực tiếp tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) kiểm tra, giám sát và cấp riêng mã số vùng trồng, đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
  • Các lô vải thiều xuất khẩu phải đi kèm với Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
  • Trước khi xuất khẩu, lô quả phải được đóng gói và xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide (được Cục Bảo vệ thực vật và Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản công nhận) với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong vòng hai giờ, dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật hai bên.

Các giấy tờ, hồ sơ đi kèm khi xuất khẩu vải sang Nhật Bản.

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại).
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa).
  • Sales contract (Hợp đồng thương mại).
  • Certificate of Origin (form AJ hoặc VJ).

Ngoài ra, bên phía nhập khẩu có thể yêu cầu thêm các chứng từ khác như chứng nhận số lượng, chất lượng sản phẩm,…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đăng kí kiểm dịch thực vật trước khi tàu chạy 1-2 ngày với bên cơ quan kiểm dịch thực vật (Chi cục kiểm dịch thực vật)

  • Giấy đăng kí kiêm dịch thực vật (theo mẫu của chi cục kiểm dịch).
  • Sales contract (bắt buộc).
  • B/L (Vận đơn).
  • Invoice.
  • Packing list. 

Để lấy mẫu cho lô hàng này, phía bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ xuống cho bộ phận giám sát tại cảng, nơi mà lô hàng đã được đưa ra cảng. Bộ phận giám sát sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm dịch. 

Trong vòng 24h, phía cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp kiểm dịch có thể hiện các thông tin cần thiết để cho quý doanh nghiệp xác nhận và sẽ phát hành chính thức bản kiểm dịch thực vật.

Mã HS và thuế xuất khẩu của quả vải: Quả vải có mã HS là 20089910. Dựa theo mã HS này thì nhà xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu cũng như thuế VAT (Thuế xuất khẩu 0%, VAT 0%).

Hy vọng rằng với các thông tin cơ bản từ bài viết, phía doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo để xuất khẩu mặt hàng nông sản đặc biệt này vào thị trường Nhật Bản dễ dàng hơn, cũng như mở ra các cơ hội thâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác trên thế giới, ủng hộ và phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Nguồn: Smartlink Logistics.

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK: ĐỒNG HÀNH TRÊN TỪNG MỤC TIÊU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner