VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN LÀ GÌ? CHỨC NĂNG CỦA SEAWAY BILL
Seaway Bill là một chứng từ quan trọng và phổ biến trong lĩnh vực vận tải biển, đặc biệt là vận tải container. Vậy vận đơn đường biển là gì và nó đóng vai trò gì trong hoạt động xuất nhập khẩu? Hãy cùng SmartLink tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Định nghĩa vận đơn đường biển
Seaway Bill, hay vận đơn đường biển, là một chứng từ sử dụng để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Chứng từ này được phát hành bởi người chuyên chở hoặc đại lý của họ để xác nhận số lượng, chủng loại và chất lượng của hàng hóa.
Phân loại vận đơn đường biển
Dựa vào các ghi chú về hàng hóa, vận đơn đường biển được chia thành hai loại chính:
- Vận đơn hoàn hảo (clean B/L): Không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì.
- Vận đơn không hoàn hảo (unclean B/L): Có ghi chú về các khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì, chẳng hạn như bao bì bị rách, hàng hóa bị ẩm,…
Dựa vào tình trạng nhận hàng, có thể chia thành:
- Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L): Được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu.
- Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L): Được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu, trên vận đơn này không có tên tàu và ngày xếp hàng.
Chức năng của vận đơn đường biển
Seaway Bill có ba chức năng chính:
- Bằng chứng nhận hàng: Chứng minh rằng người chuyên chở đã nhận lô hàng.
- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển: Xác nhận các điều khoản vận chuyển giữa người gửi và người chuyên chở.
- Chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa: Xác nhận quyền sở hữu hàng hóa của người nhận.
Nội dung chính của Seaway Bill
Mặt trước của Seaway Bill bao gồm các thông tin chính như:
- Tiêu đề vận đơn
- Số vận đơn
- Tên người chuyên chở (Carrier)
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng (Shipper)
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng (Consignee)
- Bên được thông báo (Notify Party)
- Địa điểm nhận hàng (Place of Receipt)
- Địa điểm giao hàng (Place of Delivery)
- Cảng bốc hàng (Port of Loading)
- Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
- Tên, số hiệu chuyến tàu (Vessel & Voyage No.)
- Thông tin về hàng hóa: Ký mã hiệu, số lượng,…
- Tổng số tiền cước (Freight payable at)
- Nơi và ngày ký phát vận đơn (Date, Place of issue).
Mặt sau của vận đơn quy định rõ các điều khoản do đơn vị vận chuyển chuẩn bị và in sẵn, bao gồm:
- Điều khoản chung
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyên chở
- Cước phí và phụ phí
- Miễn trách nhiệm của người chuyên chở,…
Khi nào nên sử dụng Seaway Bill?
Một số trường hợp nên sử dụng Seaway Bill bao gồm:
- Khi thời gian vận chuyển hàng bằng tàu biển ngắn hơn thời gian gửi vận đơn gốc.
- Khi giao dịch giữa các công ty đã có mối quan hệ hợp tác và đảm bảo uy tín.
- Vận đơn đường biển phải là vận đơn đích danh, chỉ người có tên trong ô Consignee mới được nhận hàng.
Quy trình cấp Seaway Bill
Dưới đây là quy trình cấp Seaway Bill mà SmartLink muốn chia sẻ:
- Ký hợp đồng và booking chỗ với hãng tàu.
- Sau khi nhận được booking note, gửi xác nhận đặt chỗ tới hãng tàu.
- Shipper gửi Shipping instruction (hướng dẫn vận chuyển) để hãng tàu làm bill nháp.
- Hãng tàu gửi bill nháp cho shipper để xác nhận thông tin trước khi phát hành bill chính thức.
- Sau khi hàng tới cảng nhập, hãng tàu sẽ gửi A/N cho consignee để nhận hàng.
- Người nhận hàng làm thủ tục với hãng tàu để nhận D/O (lệnh giao hàng).
- Công ty có tên trong mục Consignee mang giấy giới thiệu (hoặc giấy tờ chứng minh là người nhận hàng) để nhận hàng.
Trên đây là những thông tin cần biết về vận đơn đường biển – Seaway Bill. Hy vọng thông tin này hữu ích cho các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Chúng tôi cung cấp dịch vụ và giải pháp giúp hàng hóa vươn ra thế giới với cam kết tận tâm, đồng hành cùng khách hàng, tự hào với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải.
Gọi vào hotline: 0935 766 039 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU