TP.HCM thu phí dịch vụ cảng, doanh nghiệp lo gánh nặng ‘phí chồng phí’

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp, kiến nghị tháo gỡ bất cập, vướng mắc trong thu phí sử dụng hạ tầng, dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cảng biển tại TP.HCM.

Cụ thể, hồi tháng 12/2020, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn, áp dụng đối với các lô hàng xuất nhập khẩu (XNK), tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, chuyển khẩu tại tất cả cảng biển ở TP.HCM với mức phí khá cao.

Theo đó, đối với hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, chuyển khẩu: mỗi container 20ft hàng khô có mức phí 2,2 triệu đồng; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 50.000 đồng/tấn.

  • Hàng hóa NK, XK mở tờ khai ngoài TP.HCM: mỗi container 20ft hàng khô có phí 500.000 đồng; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 30.000 đồng/tấn.
  • Hàng hóa NK, XK mở tở khai tại TP.HCM: mỗi container 20ft hàng khô chịu phí 250.000 đồng; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 15.000 đồng/tấn…

Theo TP.HCM, mức thu phí này nhằm để bảo trì và mở rộng đường bộ, xây dựng cầu, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông… Tuy nhiên, VASEP cho rằng, việc thu phí này đang tạo ra các bất hợp lý. Theo phản ánh của các DN, hiện DN phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như phí cầu đường, phí sử dụng đường bộ, phí BOT…

Chỉ tính riêng phí BOT, DN đã gánh một khoản lớn tiền phí vận chuyển khi đi qua các trạm BOT. Ví dụ, từ Khánh Hòa vào cảng Cát Lái (TP.HCM) có tới 7 trạm thu phí BOT. Mỗi container phải đóng tiền qua trạm 2 lượt đi và về, tổng mức đóng qua mỗi trạm là 360.000 đồng, tức với mỗi container hàng, DN trả thêm phí cầu đường 2,5 triệu đồng cho quãng đường này.

Như vậy, trung bình mỗi năm 1 DN thủy sản ở Khánh Hòa với 3.000 container XK thì phải trả thêm 7,5 tỷ đồng tiền phí trạm BOT. Nếu gánh thêm khoản phí mới, một DN thủy sản quy mô trung bình ở ngoài TP.HCM sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng/năm.

  • Trong khi đó, TP.HCM chưa có thông báo công khai và minh bạch về việc sử dụng các mức phí này cho những công trình cụ thể nào. Trong khi hiện tại các cảng biển đang thu rất nhiều loại phí liên quan đến hạ tầng của cảng như phí cầu tàu, phí lưu container, lưu bãi, phí cắm điện, nâng hạ container…
  • Mặt khác, hầu hết tất cả các DN thủy sản nói riêng, DN XK nói chung đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công hàng và tái xuất thành phẩm, như vậy DN sẽ phải chịu hai lần phí (một lần cho container hàng NK và một lần cho container hàng XK).
  • Hiện nay, hơn 70% lượng hàng thủy sản XNK đang tập trung tại các cảng biển của TP.HCM. Các chi phí logistics của Việt Nam cũng đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh đáng kể của các DN thủy sản nói riêng, các DN sản xuất, kinh doanh của Việt Nam nói chung.

Quy định thu phí mới này của TP.HCM sẽ gia tăng thêm gánh nặng chi phí cho DN, nhất là trong bối cảnh các DN của Việt Nam đang phải vật lộn khó khăn do khủng hoảng kinh tế vì dịch COVID-19 đang bùng phát khắp toàn cầu.

VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp báo cáo và đề nghị Chính phủ có ý kiến với HĐND, UBND TP.HCM để xem xét không thu các loại phí nói trên trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, ít nhất là cho đến hết 31/12/2021.

Điều chỉnh các mức thu nói trên giảm xuống theo hướng không coi đây là nguồn đóng góp ngân sách chính cho TP.HCM.

TP.HCM cần công khai, minh bạch cụ thể các khoản thu, chi và chi như thế nào, vào những công trình cụ thể nào, không sử dụng ngân sách thu từ các khoản này vào các hoạt động, các công trình không phục vụ hoạt động vận chuyển, XNK tại các cảng biển của các DN…

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team SmartLink chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK: ĐỒNG HÀNH TRÊN TỪNG MỤC TIÊU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner