
THUẬT NGỮ LỊCH TRÌNH TÀU TRONG XUẤT NHẬP KHẨU
Trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu, việc nắm rõ các thuật ngữ lịch trình tàu là điều cần thiết để theo dõi và quản lý lô hàng một cách hiệu quả. Những thuật ngữ này giúp doanh nghiệp kiểm soát thời gian vận chuyển, sắp xếp lịch trình phù hợp và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh. Dưới đây là các thuật ngữ quan trọng liên quan đến lịch trình tàu mà bạn cần biết.
1. Thuật Ngữ Cơ Bản Về Lịch Trình Tàu
- Vessel – Tên tàu: Tên của con tàu vận chuyển hàng hóa.
- Voyage Number – Số hiệu chuyến tàu: Mã số định danh của chuyến tàu để theo dõi hành trình.
- Port of Origin – Cảng xuất phát: Nơi tàu khởi hành để bắt đầu hành trình.
- Port of Destination – Cảng đích: Cảng nơi hàng hóa sẽ được dỡ xuống.
- POL (Port of Loading) – Cảng xếp hàng: Nơi hàng hóa được chất lên tàu.
- POD (Port of Discharge) – Cảng dỡ hàng: Cảng nơi hàng hóa được dỡ xuống khỏi tàu.
- Transshipment Port – Cảng trung chuyển: Cảng mà hàng hóa được chuyển sang tàu khác để tiếp tục hành trình đến đích.

2. Các Thuật Ngữ Về Thời Gian Vận Chuyển
- ETA (Estimated Time of Arrival) – Thời gian tàu đến dự kiến: Thời gian mà tàu dự kiến cập cảng.
- ETD (Estimated Time of Departure) – Thời gian tàu đi dự kiến: Thời gian mà tàu dự kiến rời cảng.
- ATA (Actual Time of Arrival) – Thời gian thực tế tàu đến: Thời điểm tàu thực tế cập cảng.
- ATD (Actual Time of Departure) – Thời gian thực tế tàu khởi hành: Thời điểm tàu thực tế rời cảng.
- Transit Time – Thời gian vận chuyển: Tổng thời gian tàu di chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
3. Các Hình Thức Vận Chuyển Liên Quan Đến Lịch Trình Tàu
- Direct Shipment – Vận chuyển trực tiếp: Container được vận chuyển từ cảng xuất đến cảng nhập bằng một con tàu duy nhất mà không qua trung chuyển.
- Transit Shipment – Vận chuyển trung chuyển: Container phải đi qua cảng trung chuyển và chuyển sang tàu khác để tiếp tục hành trình.
4. Các Yếu Tố Liên Quan Đến Lịch Trình Tàu
- Terminal – Bến cảng: Khu vực được thiết kế đặc biệt để thực hiện công việc bốc dỡ, đóng gói hàng hóa lên tàu.
- Rotation – Thứ tự cập cảng: Danh sách các cảng mà tàu sẽ ghé theo thứ tự nhất định.
- Pre-carriage – Vận chuyển nội địa trước khi hàng được xếp lên tàu: Hoạt động vận chuyển hàng từ kho hoặc điểm tập kết đến cảng xếp hàng.
5. Các Thông Báo Và Lịch Trình Chuyến Tàu
- Weekly – Chuyến hàng tuần: Tàu chạy theo lịch cố định mỗi tuần.
- Bi-weekly – Chuyến hai lần mỗi tuần: Tàu chạy hai chuyến trong một tuần.
- Delay Notice – Thông báo hoãn tàu: Thông báo về việc tàu bị trễ so với lịch trình.
- Change Vessel Notice – Thông báo đổi tàu: Thông báo về việc hàng hóa sẽ được chuyển sang một tàu khác.
Việc nắm rõ thuật ngữ lịch trình tàu giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động hơn trong việc theo dõi lô hàng, xử lý chậm trễ và tối ưu thời gian vận chuyển. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ quan trọng trong ngành logistics và xuất nhập khẩu.
Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp lý hay các thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu và tránh những sai sót khi xuất khẩu hàng hóa, hãy liên hệ với Smart Link Logistics để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả. Chúng tôi tự hào là đơn vị với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải và sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình.
Gọi vào hotline: 0902 964 982 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU













