STANDBY LC LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ THƯ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG
Trong quá trình thanh toán quốc tế có rất nhiều hình thức mở thư tín dụng khác nhau. Trong đó, thư tín dụng dự phòng (Standby LC) cũng là một hình thức thanh toán quốc tế được dùng khá nhiều nhằm để bảo đảm quyền lợi, lợi ích cho người phát hành L/C. Hãy cùng Smart Link Logistics tìm hiểu chi tiết về thư tín dụng, standby LC là gì trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm Standby LC là gì?
L/C dự phòng (Stand By Letter of Credit – SLOC) là một hình thức thư tín dụng được một ngân hàng phát hành thay mặt cho khách hàng. Và nó cam kết sẽ thanh toán ngay cả khi khách hàng không thể hoặc không thực hiện thanh toán. Bản chất của L/C dự phòng có những đặc điểm chính như sau: cam kết dự phòng, độc lập, không thể hủy ngang, kèm theo chứng từ, và ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan.
Một cách hiểu khác về thư tín dụng dự phòng là như sau:
Thư tín dụng dự phòng là một loại thư tín dụng chứng từ hoặc sắp xếp tương tự, thể hiện cam kết của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng:
- Thanh toán lại số tiền mà người mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.
- Thanh toán số nợ của người mở L/C dự phòng.
- Trong một số trường hợp, L/C dự phòng có chức năng bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng khi người mở L/C không thực hiện nghĩa vụ của mình.
L/C dự phòng thường được coi là một phương tiện thanh toán thứ yếu, được sử dụng để đề phòng rủi ro cho các bên tham gia trong giao dịch.
2. Sự khác nhau giữa thư tín dụng LC thương mại và LC dự phòng
Tiêu chí |
L/C thương mại |
L/C dự phòng |
Mục đích khi sử dụng |
Là phương tiện thanh toán |
Là công cụ để bảo lãnh |
Phạm vi |
Hợp đồng thương mại hàng hóa (dịch vụ) |
Lĩnh vực về tài chính, tín dụng, thương mại, xây dựng, thuế vụ, hải quan… |
Cơ sở thực hiện cam kết thanh toán của ngân hàng |
Khi người hưởng lợi thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng cơ sở |
Khi mở LC không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng |
Chứng từ xuất trình |
Lập bộ chứng từ sau khi tiến hành giao hàng. Thể hiện việc chuyển giao hàng hóa trên cơ sở hợp đồng thương mại (hối phiếu đòi tiền, hóa đơn, chứng từ vận tải, đóng gói…) |
Lập bộ chứng từ nếu người xin mở không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng cơ sở. Mang tính chất chủ quan và chỉ là sự tuyên bố, chứng minh thế hiện sự vi phạm hợp đồng của người xin mở LC. |
Cơ sở pháp lý của giao dịch |
UCP 600 |
UCP 600 ISP 98 UNCITRAL 1995 |
3. Quy trình hoạt động của LC dự phòng
Trong trường hợp người bán không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng được ghi trên L/C, thì thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước trong quá trình giao dịch. Có nghĩa là người bán có thể nhận lại tiền đã mở LC mà không cần chờ đến khi giao dịch hoàn tất.
Ở khía cạnh khác, nếu người mở L/C không thực hiện thanh toán, người khác có thể đứng ra và chi trả số tiền đó cho người sản xuất hoặc người cung cấp dịch vụ. Điều này giúp đảm bảo rằng người sản xuất hoặc người cung cấp sẽ nhận được thanh toán dù khách hàng chính không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
4. Các loại L/C dự phòng
Tùy vào nhu cầu mở L/C để bảo vệ quyền lợi cho bên bán hoặc bên mua, ngân hàng có thể đề xuất nhiều loại hình L/C khác nhau:
-
L/C Dự Phòng Đảm Bảo Thực Hiện:
Mục đích: Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người xin mở L/C trong hợp đồng, kèm theo trách nhiệm bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Lĩnh vực Áp Dụng: Hợp đồng thương mại, đầu tư, xây dựng, và các lĩnh vực khác.
-
L/C Dự Phòng Cho Khoản Ứng Trước:
Mục đích: Bảo lãnh trách nhiệm thanh toán cho khoản tiền đã ứng trước.
-
L/C Dự Phòng Đảm Bảo Dự Thầu:
Mục đích: Cam kết thanh toán khi người xin mở L/C trúng thầu nhưng không thực hiện nghĩa vụ.
-
L/C Dự Phòng Đối Ứng:
Mục đích: Đảm bảo thanh toán giữa các bên liên quan trong giao dịch.
-
L/C Dự Phòng Tài Chính:
Mục đích: Bảo lãnh trách nhiệm trả tiền cho một khoản vay, có thể lên đến 100% giá trị hợp đồng cơ sở.
-
L/C Dự Phòng Trả Tiền Trực Tiếp:
Mục đích: Đảm bảo thanh toán đúng hạn theo quy định của hợp đồng cơ sở mà không quan tâm đến việc có xảy ra vi phạm hay không.
-
L/C Dự Phòng Bảo Hiểm:
Mục đích: Cam kết thanh toán khoản phí bảo hiểm nếu người yêu cầu mở L/C không nộp phí bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm đúng hạn.
-
L/C Dự Phòng Thương Mại:
Mục đích: Bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của người xin mở L/C dự phòng trong trường hợp không thanh toán bằng các hình thức khác.
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thư tín dụng dự phòng, sự khác nhau giữa LC dự phòng và LC thương mại. Nếu bạn đang tìm hiểu và mong muốn hợp tác với một đơn vị có thể hỗ trợ về các chứng nhận, tài liệu liên quan đến logistics, xuất nhập khẩu thì Smart Link Logistics là một lựa chọn tốt để trải nghiệm. Chúng tôi tự hào là đơn vị với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải và sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình.
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU