QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHI TIẾT
Nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việc nắm rõ quy trình thủ tục xuất mặt hàng này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
Bước 1: Kiểm tra các quy định liên quan đến xuất khẩu mặt hàng nông sản
Môi trường kinh doanh quốc tế rất đa dạng và phức tạp. Mỗi quốc gia có cách quy định và yêu cầu khác nhau đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu vào nước mình.
Do đó, các cơ sở xuất khẩu hàng nông sản cần tìm hiểu và thường xuyên cập nhật các quy định của các quốc gia mua hàng. Điều này giúp đảm bảo hàng hóa thỏa mãn các yêu cầu và được nước nhập khẩu chấp nhận.
Doanh nghiệp cần căn cứ vào các thông tin trên để xây dựng danh mục sản phẩm và lựa chọn thị trường xuất khẩu nông sản phù hợp với định hướng, năng lực.
Trong trường hợp chưa có giấy phép xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu để sử dụng cho nhiều lần.
Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu nông sản, kiểm dịch
Trên cơ sở nắm rõ các quy định của thị trường, nhà xuất khẩu phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Kiểm dịch thực vật
- Chiếu xạ sản phẩm nông sản
- Kiểm tra chất lượng
- Đóng gói bao bì tiêu chuẩn cho nông sản xuất
- Thời gian làm thủ tục hải quan/hun trùng/làm C/O…
Bước 3: Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu nông sản
Cơ sở xuất khẩu hàng nông sản cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như nhau:
- Hợp đồng mua bán hàng nông sản xuất khẩu (Sale Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng nông sản xuất (Packing List)
- Booking với hãng chuyên chở – Booking
- Vận đơn (Bill of lading) (Được cấp sau khi người bán giao hàng cho hãng tàu)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosantary Certificate)
- Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity)
- Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
- Giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm (Health Certificate)
- Giấy chứng nhận bức xạ (Radiation Certificate)
Tùy từng lô hàng nông sản xuất khẩu cụ thể và căn cứ trên yêu cầu, quy định, tập quán của quốc gia nhập khẩu, người xuất khẩu sẽ chuẩn bị những chứng từ phù hợp hoặc những chứng từ đặc thù khác.
Bước 4: Chuẩn bị giao hàng nông sản xuất khẩu
Doanh nghiệp dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh tiến hành đóng hàng nông sản xuất khẩu vào các container phù hợp với chủng loại sản phẩm. Việc lựa chọn, kiểm tra container phù hợp giúp hạn chế rủi ro hàng hóa bị hư hại, mất mát trong quá trình vận chuyển, nhất là đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu sang các thị trường ngày một khó tính.
Để lấy được container rỗng, doanh nghiệp phải liên hệ với hãng tàu để đặt booking (trường hợp áp dụng điều khoản CIF của Incoterms) hoặc người mua sẽ liên hệ đặt booking cho hàng hóa nông sản xuất khẩu (theo FOB).
Khi xuất khẩu nông sản theo điều kiện CIF thì doanh nghiệp tiến hành đổi lấy booking confirmation tại cảng sau khi đã có booking, xác nhận với hãng tàu về việc đồng ý lấy container và seal.
Đối với điều kiện FOB, doanh nghiệp nhận được transport confirmation, đem đi đổi lấy booking và tiến hành các bước tương tự như CIF
Bước 5: Khai báo hải quan và thông quan hàng nông sản xuất khẩu
Quá trình này bao gồm nhiều công việc quan trọng như: mở tờ khai, đăng ký tờ khai, tiến hành đóng phí, lấy tờ khai, thanh lý tờ khai, vào sổ tàu và thực xuất tờ khai hải quan.
Bước 6: Giao hàng hóa nông sản xuất khẩu
Ở bước này, người bán cung cấp cho hãng tàu các thông tin về lô hàng nông sản để để được cấp vận đơn. Người bán hoàn thành việc giao hàng khi đã được cấp vận đơn.
Bước 7: Thanh toán tiền hàng với sản phẩm nông sản xuất
Người xuất khẩu hoàn thiện bộ chứng từ như đã nêu để được thanh toán. Đối với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), người xuất khẩu tiến hành xuất trình bộ chứng từ đó tại ngân hàng thông báo.
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU