Logistics cho hàng nông sản Việt xuất khẩu

??Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cùng với nhu cầu tiêu thụ lớn ở nội địa cũng như quốc tế, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong xuất khẩu mặt hàng trái cây, nông sản. Tuy nhiên, hiện nay VN vẫn chưa khai thác hết các lợi thế này. ?Nguyên nhân một phần đến từ việc doanh nghiệp VN chưa nắm rõ quy trình cũng như thủ tục xuất khẩu. Vậy có những điểm gì cần lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng này? ??

 

Điều quan trọng nhất khi xuất khẩu nông sản đó là phải kiểm tra xem sản phẩm ở Việt Nam đã được phép xuất khẩu vào nước cần nhập chưa. Có 2 cách để kiểm tra đó là:

 

– Liên hệ trực tiếp đến Bộ Công Thương Việt Nam

– Trao đổi với người nhập khẩu xem bên nước nhập khẩu có thể làm thủ tục nhập khẩu loại quả đó từ Việt Nam vào không?

 

Tiếp theo đó là xét yêu cầu của người nhập khẩu, thường người nhập khẩu sẽ yêu cầu

một bên cơ quan giám định độc lập có uy tín như SGS, Vinacontrol…. để cấp chứng thư đủ tiêu chuẩn chất lượng…đặc biệt là người mua ở những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản…Về mặt thủ tục, cũng như những mặt hàng bình thường khác nhưng mặt hàng nông sản thường có thêm 2 giấy sau là:

 

– Quality of Certificate (Chứng nhận chất lượng): do người nhập khẩu yêu cầu để đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu đủ điều kiện.

 

– Phytosanitary (Giấy kiểm dịch) : vì là hàng thực vật nên cần kiểm tra để tránh nguy cơ dịch hại tại nước nhập khẩu.

 

 

Bộ chứng từ làm thủ tục xuất khẩu nông sản, trái cây bao gồm:

– Hợp đồng Invoice,

– Packing list

– Tờ khai hải quan

– Certificate of Origin (nếu có, để được hưởng ưu đãi về thuế)

– Quality of Certificate (bên cơ quan độc lập thứ 3 cấp)

– Phytosanitary (kiểm dịch thực vật)

 

Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn về khâu bảo quản, đóng gói, nhiệt độ làm sao để hàng không bị hư sau khi đến được tay nhà nhập khẩu và thời gian vận chuyển phù hợp do các mặt hàng nông sản có thời hạn sử dụng ngắn. Do đó, cần phải chú ý lựa chọn đơn vị vận chuyển có kinh nghiệm và đảm bảo về mặt thời gian. Hình thức vận chuyển đường bộ hoặc đường biển cũng là một yếu tố cần phải xem xét khi xuất khẩu.Ví dụ, hàng xuất đi Trung Quốc thì có thể lựa chọn vận chuyển đường bộ để tiết kiệm thời gian.

 

Mã HS code nông sản tham khảo

– 08011100: Dừa đã qua công đoạn làm khô – Trái cây tươi

– 08011200: Dừa còn nguyên sọ – Trái cây tươi

– 08012100: Quả hạch chưa bóc vỏ Brazil – Trái cây tươi

– 08012200: Quả hạch đã bóc vỏ Brazil – Trái cây tươi

– 08013100: Hạt điều chưa bóc vỏ – Trái cây tươi

– 08013200: Hạt điều đã bóc vỏ – Trái cây tươi

– 0803: Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô – Trái cây tươi

– 08045010: Quả ổi – Trái cây tươi

– 08045020: Quả xoài – Trái cây tươi

– 08045030: Quả măng cụt – Trái cây tươi

– 08044000: Quả bơ – Trái cây tươi

– 08051010: Quả cam – Trái cây tươi

– 08061000: Quả nho – Trái cây tươi

– 08071100: Dưa hấu – Trái cây tươi

– 08105000: Quả kiwi – Trái cây tươi

– 09091000: Quả anh đào (cherry) – Trái cây tươi ……..

 

Tóm lại, quy trình xuất khẩu nông sản không khó nhưng làm sao để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, an toàn hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển là một vấn đề quan trọng mà người bán và đơn vị vận chuyển đều phải đặc biệt lưu tâm.

Nguồn Sưu Tầm

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK VISION: BEST SERVICE, BEST YOU

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner