Khủng hoảng lương thực ở Châu Âu, cơ hội cho cá tra Việt Nam ?
Chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được áp đặt kéo theo các hệ lụy về khủng hoảng năng lượng, thiếu khí đốt tự nhiên, than đá,… Giá dầu mỏ tăng chóng mặt từ cuối tháng 2/2022 khiến cho nền kinh tế thế giới thật sự chao đảo. Theo số liệu ước tính giá xăng dầu đã tăng xấp xỉ mức 50% chỉ trong 5 tháng đầu năm.
Bên cạnh khủng hoảng kinh tế, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine còn đe dọa đến chuỗi cung ứng thức ăn toàn cầu. Tính riêng thị trường nông nghiệp Mỹ, giá lúa mì tăng gần 35%, giá ngô tăng 17%,… và các sản phẩm nông nghiệp khác cũng đồng loạt tăng giá.
Tắc nghẽn các cảng do lệnh phong tỏa tuyến đường xuất khẩu Biển Đen khiến Ukraine không thể đưa ngũ cốc sang thị trường Châu Âu và các nước Trung Đông. Theo thống kê, hơn 25 triệu tấn ngũ cốc vẫn đang mắc kẹt tại đất nước này. Trước tình hình đó, các quốc gia khối EU đang có những phản đối và chuẩn bị các bước đi nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nông nghiệp tồi tệ này. Song, cuộc chiến còn chưa ngả mũ và việc đàm phán dường như là vấn đề rất khó khăn.
Trước bối cảnh đó, lương thực và đặc biệt là thực phẩm đông lạnh từ các quốc gia nằm ngoài vùng chiến sự là giải pháp tối ưu nhất. Nhận thấy tiềm năng đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ. Trải qua tổn thất sau 3 năm đại dịch, giờ đây nhu cầu về nhập khẩu thủy sản đã tăng trưởng trở lại và cho thấy dấu hiệu khởi sắc đàng kể.
Thế mạnh của doanh nghiệp Việt đã thể hiện rõ ràng tại thị trường xuất khẩu cá tra. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến nửa đầu tháng 5/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường này đạt 76,8 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hà Lan là thị trường có sức hút mạnh nhất, chiếm 31,7% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU.
Cá tra Việt Nam đã tận dụng sự mất an ninh lương thực Châu Âu đem về cho mình những con số tăng trưởng ấn tượng. Doanh nghiệp Việt đã đa dạng các sản phẩm cá tra theo loại hình GTGT và xuất khẩu sang Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ,… với chất lượng tốt nhất nhằm tìm kiếm thị trường lâu dài hậu chiến tranh.
Doanh nghiệp Việt nên tận dụng tối đa thời cơ đó và kết hợp với thế mạnh sẵn có về thủy sản để đem về cho mình những khách hàng tiềm năng lớn tại thị trường Châu Âu. Trên hết là khẳng định khả năng cung ứng chất lượng của Việt Nam về mặt hàng thủy sản không những trong bối cảnh khủng hoảng lương thực Châu Âu mà còn hậu chiến tranh Nga-Ukraine.
Nguồn ST
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU