GIẢI PHÁP CỨU CÁNH DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GỖ, NỘI THẤT TRONG THỜI “KHÁT” ĐƠN HÀNG.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6/2022 đạt 1,5 tỷ USD, giảm 4,9% so với tháng 6/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ là 1,03 tỷ USD, giảm 18,1% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 6,14 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 999 triệu USD, tăng 20,4%; lâm sản ngoài gỗ 36 triệu USD, giảm 2%. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,161 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 1,15 tỷ USD, tăng 22,9%; lâm sản ngoài gỗ 15 triệu USD tăng 164,2%. Còn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 623 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 604 triệu USD, tăng 13,1%; lâm sản ngoài gỗ 19 triệu USD, tăng 7,9%.
Nguyên nhân
Thị trường Trung Quốc giảm vì tác động của tình hình dịch bệnh, chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp gỗ rất khó khăn khi thông quan hàng đồ gỗ tại các cửa khẩu cả trên bộ và tại các cảng biển của Trung Quốc.
Cuộc chiến giữa Ukraine và Nga chưa tới hồi kết đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng điều này, giá gỗ nguyên liệu tăng cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ.
Bên cạnh đó là vấn đề lạm phát khiến người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng không cần thiết, trong đó có các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ.
Giải pháp kịp thời
a/Chất lượng sản phẩm gỗ, nội thất
Như chúng ta đã biết, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để người mua quyết định chi tiền hay không. Trong thời kì “khát” đơn hàng và cạnh tranh cao, doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng, về cả chủng loại lẫn sản phẩm để phù hợp với từng tầng lớp, đối tượng mục tiêu.
b/Chủ động, đảm bảo tính ổn định trong chuỗi cung ứng sản xuất gỗ
Chủ động nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào, tiến tới thay thế nguồn gỗ nhập khẩu đang ở con số 5-6 triệu m3 mỗi năm như hiện nay.
Áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro chặt chẽ, tránh đứt gãy hoàn toàn các đơn hàng, ảnh hưởng về thị trường đầu ra sản phẩm trong tương lai. Với kịch bản đẩy mạnh về cường độ và hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống sản xuất và chuỗi cung ứng
c/Kiên quyết đảm bảo quy định, tính hợp pháp trong xuất khẩu gỗ
Lạm phát tăng cao, tình trạng thiếu đơn hàng là tình cảnh chung của rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn cầu. Quay về đảm bảo tính pháp lý, quy định trong giấy tờ. Giúp tăng nhanh thời gian làm việc qua cơ quan hải quan, kiểm định tiêu chuẩn, nguồn gốc hợp pháp sẽ là một cách đi đúng đắn tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.
d/Can thiệp của Nhà nước
Doanh nghiệp cần kêu gọi Nhà nước có chính sách giảm nợ, giảm lãi suất, gia hạn vay, thiết kế gói hỗ trợ doanh nghiệp,… để giảm bớt gánh nặng về mặt chi phí sản xuất, nhân công trong tình cảnh “lao đao” này.
Bên cạnh đó, quay về với thị trường nội địa với sự hỗ trợ của Nhà nước cũng là một hướng đi tiềm năng, đây là đầu ra nhiều lần bị bỏ ngỏ bởi các doanh nghiệp gỗ chưa coi trọng quá nhiều thị trường trong nước.
Nhìn chung, bức tranh xuất khẩu của ngành gỗ và nội thất vào cuối năm 2022 khá ảm đảm, giữa tình thế này, doanh nghiệp cần cố gắng tập trung tối ưu nguồn lực để giữ được thị trường, tập trung vào khách hàng mục tiêu, để vững chãi phát triển ở những thời kì tiếp theo.
Liên hệ Smart Link Logistic để được tư vấn chi tiết dịch vụ hải quan, xuất khẩu nhanh và tiện lợi nhất!
Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU