CQ LÀ GÌ? THỦ TỤC XIN CẤP CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
Tại Việt Nam, cơ quan nào có thẩm quyền cấp phát CQ? Trong bài viết này, Smart Link sẽ làm rõ khái niệm này và cung cấp mọi thông tin liên quan đến giấy chứng nhận chất lượng mà bạn cần biết. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
CQ là gì?
CQ là viết tắt của “Certificate of Quality” trong tiếng Anh, tức là Giấy Chứng nhận Chất lượng. Đây là một loại chứng từ được công nhận bởi các bên liên quan, nhằm đảm bảo rằng chất lượng của sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Vai trò của giấy chứng nhận chất lượng – CQ là gì?
Giấy chứng nhận chất lượng CQ đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
- Đảm bảo hàng hóa giao dịch đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố, thường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.
- Chứng minh rằng doanh nghiệp đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý và các quy định kiểm tra của cơ quan nhà nước.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Cho phép sản phẩm được lưu thông và thúc đẩy tiêu thụ trên thị trường quốc tế.
- Góp phần xây dựng uy tín cho doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn khi tham gia đấu thầu.
Hình thức của chứng nhận chất lượng sản phẩm
Hiện nay, tại Việt Nam có 2 hình thức cấp CQ:
- CQ bắt buộc: được yêu cầu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
- CQ tự nguyện: không bắt buộc, được thực hiện dựa trên yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Hiện nay, có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ) tại Việt Nam:
- Bộ Công Thương Việt Nam
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Chi phí xin cấp CQ phụ thuộc vào số lượng và loại hàng hóa/sản phẩm.
Mẫu giấy chứng nhận chất lượng CQ
Các nội dung chính trong CQ bao gồm:
- Đơn vị sản xuất (tên, địa chỉ…)
- Đơn vị mua hàng (tên, địa chỉ…)
- Thông tin hàng hóa (số lượng, trọng lượng…)
- Thông tin chất lượng sản phẩm
- Xác nhận của đơn vị sản xuất và của cơ quan chức năng (nếu có)
Hồ sơ và quy trình xin cấp CQ
Để xin cấp CQ, các cá nhân hoặc doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chất lượng theo biểu mẫu.
- Bản sao có công chứng của đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Bản vẽ mặt bằng cơ sở, kèm theo mô tả chi tiết về quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức liên quan đến sản xuất về sản phẩm.
- Xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở và những người tham gia vào quy trình sản xuất, kinh doanh.
Quy trình xin cấp CQ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ tiến hành quy trình xin cấp CQ như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép CQ.
- Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cử đoàn kiểm tra thẩm định tại cơ sở thực tế.
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ.
Thông thường, quy trình cấp giấy chứng nhận thường mất từ 3 đến 5 ngày làm việc đối với các sản phẩm thông thường. Đối với nhóm sản phẩm như thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bổ sung, thời gian này có thể kéo dài lên đến khoảng 20 ngày làm việc.
Hy vọng những thông tin mà SmartLink cung cấp sẽ giúp bạn hiểu về CQ là gì, cách phân biệt chúng. Tại đây, chúng ta sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ, giải pháp giúp hàng hóa vươn ra thế giới với cam kết tận tâm, đồng hành cùng khách hàng. Chúng tôi tự hào là đơn vị với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải.
Gọi vào hotline: 0935 766 039 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU