Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cho doanh nghiệp logistics

Doanh nghiệp logistics nên chú trọng xây dựng thương hiệu, làm nội dung website chỉn chu, xác định rõ khách hàng mục tiêu và giám sát đối thủ cạnh tranh.

Logistics là một trong những ngành phát triển nhanh chóng thời gian qua, đồng thời là một phần thiết yếu của quy trình quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa. Rất nhiều công ty hậu cần, doanh nghiệp logistics được thành lập mỗi ngày, dẫn đến thị trường này ngày càng trở nên cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành công ngay lập tức khi lấn sân lĩnh vực mới, mà cần có kế hoạch cụ thể, hướng đi đúng đắn và tầm nhìn xa, trông rộng.

Trên chuyên trang Global Trademag, cây viết Nicole Garrison – chuyên gia tiếp thị nội dung số, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, chuỗi cung ứng và hậu cần – đánh giá cao tiềm năng của ngành logistic và nhận định chuyển phát nhanh là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định sự tăng trưởng của các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Theo cô, trước bối cảnh vô số công ty cố gắng tranh giành “miếng bánh” thị trường, người đứng đầu doanh nghiệp cần tìm cách cải thiện hoạt động kinh doanh; tuyển người giỏi, thành thạo các công cụ, có khả năng hoạch định chiến lược; biết cách quản lý nhân sự và chăm sóc khách hàng, đối tác. Trong đó, chiến lược tiếp thị kỹ thuật số bài bản là cách giúp họ hoàn thành mục tiêu nhanh nhất.

Tác giả Nicole Garrison gợi ý 7 yếu tố giúp doanh nghiệp logistics phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến:

  • Xây dựng thương hiệu

Nicole Garrison lý giải khách hàng tiềm năng của bạn có vô số lựa chọn trong hàng trăm nghìn công ty hậu cần giàu thành tích. “Bạn cần cho họ lý do chính đáng, thuyết phục họ chọn bạn, thay vì những đơn vị logistics tương tự. Xây dựng thương hiệu trực tuyến vững mạnh là bước đầu tiên bạn nên làm”, cô nói.

Thương hiệu là cách tạo sự khác biệt của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, đồng thời tạo bộ mặt thân thiện cho công ty, dễ nhận biết và dễ nhớ.

Xây dựng thương hiệu gồm nhiều yếu tố như: chọn logo, màu sắc, phông chữ hay thiết lập cá tính qua từng nội dung và sự hiện diện của công ty trên nền tảng trực tuyến. Nên tạo hình ảnh nhất quán để khách hàng dễ nhìn thấy, dễ phân biệt.

Tác giả nhấn mạnh xây dựng thương hiệu nghĩa là kết nối khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp của bạn.

  • Xây dựng trang web

Khi muốn tìm một đơn vị logistics hỗ trợ giao vận hàng hóa và chuyển phát nhanh, khách hàng thường lên internet tìm kiếm mọi thông tin liên quan. Họ sẽ đọc kỹ từng nội dung, điểm mạnh, yếu, đánh giá khách quan về doanh nghiệp… Một website chuyên nghiệp, nội dung bài bản có thể trở thành bước tương tác đầu tiên của bạn với khách hàng tiềm năng.

Theo đó, một trang web vững chắc sẽ cung cấp trải nghiệm mượt mà và trực quan sinh động nhất có thể, hỗ trợ mọi đối tượng khi truy cập. Nơi đây thương cung cấp thông tin công ty, các dịch vụ cơ bản của doanh nghiệp và các nội dung hữu ích khác.

Website là yếu tố cần và đủ hỗ trợ doanh nghiệp làm thương hiệu, củng cố hình ảnh mà họ đang cố gắng xây dựng.

  • Tạo blog

Viết blog là một trong những phần quan trọng nhất của chiến lược tiếp thị nội dung thành công. Blog chất lượng có thể giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến với website công ty.

Để xây dựng blog thành công, bạn cần tạo nội dung giàu thông tin, trả lời các câu hỏi có tính thời sự và trở thành nguồn cung cấp tin tức hậu cần mà khách hàng lẫn đối tác đang quan tâm.

Chủ đề cần đa năng, bao quát cả trong nước lẫn quốc tế. Có thể xuất bản các bài viết liên quan mọi mặt về logistics như: hướng dẫn các bước hoạt động cơ bản, nghiên cứu điển hình về ngành, báo cáo thống kê mỗi năm, mẹo và thủ thuật… Các bài luận tốt có thể giúp người dùng tiếp cận lượng thông tin đáng tin cậy, mang tính giáo dục và truyền đạt kinh nghiệm.

  • Đẩy mạnh tương tác mạng xã hội

Theo Global Trademag, phương tiện truyền thông xã hội có sức mạnh to lớn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và tiếp cận khách hàng mới. Nên chọn nền tảng mà khách hàng mục tiêu của bạn thường sử dụng. Trong đó, Instagram, Twitter và Facebook luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề, bao gồm cả lĩnh vực hậu cần, logistics.

Các doanh nghiệp hàng đầu thường dùng mạng xã hội để quảng bá trang web, nội dung blog, dịch vụ, giới thiệu nhóm, giao tiếp trực tiếp với khách, đối tác và theo dõi mong muốn, yêu cầu của họ với công ty mình.

“Mạng xã hội là cách đơn vị vận chuyển kết nối trực tiếp khách hàng tiềm năng và cơ hội để đối tác nghiệm ra lý do vì sao chọn doanh nghiệp của bạn là ý tưởng tuyệt vời”, tác giả Nicole Garrison nói.

  • Tiếp thị qua email

Email cũng là kênh quảng bá doanh nghiệp tốt nhất, góp phần xây dựng thương hiệu và tăng mức độ tương tác của khách hàng, đối tác. Theo Nicole Garrison, điều quan trọng nhất là phải viết email một cách khôn ngoan, cẩn thận. Đặt mục tiêu cụ thể cho từng lá thư điện tử và làm sao để nhóm khách thấy thông tin ấy hữu ích, thú vị.

Nên gửi email kèm theo sách điện tử liên quan đến doanh nghiệp mình cho nhóm khách tiềm năng – đối tượng thường xuyên ghé thăm blog của bạn. Ngoài ra, hãy đảm bảo cá nhân hóa các tin nhắn, thư từ để người nhận cảm thấy bạn đang viết riêng cho họ.

  • Xác định rõ khách hàng mục tiêu

Để có thể gửi đúng thông điệp trực tuyến, đơn vị logistics cần nhận định rõ khách hàng mục tiêu của mình, nhu cầu và mục đích của họ.

Cần tìm hiểu kỹ ngành hàng của đối tác (cá nhân hoặc doanh nghiệp), ưu nhược điểm, bài toán họ vướng mắc và mong muốn của họ. Càng hiểu rõ khách hàng, bạn càng dễ tiếp cận và phục vụ họ tốt nhất.

  • Giám sát đối thủ cạnh tranh

Theo chuyên gia Nicole Garrison, bạn không phải là đơn vị duy nhất đầu tư vào lĩnh vực logistics và có chiến lược tiếp thị trực tuyến xuất sắc. Hầu hết đối thủ cạnh tranh lớn của bạn đã, đang làm điều tương tự. Nếu theo dõi sát sao hành động, kế hoạch họ đang làm, doanh nghiệp sẽ có thêm kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm, tạo ra hướng vận hành độc đáo và nổi bật so với các đơn vị cùng phân khúc.

Global Trademag nhấn mạnh hãy theo dõi kỹ những gì các doanh nghiệp logistics khác đang làm trên mạng xã hội và cách họ giao tiếp với khách hàng, đối tác. Thường xuyên ghé thăm trang web, blog của đối thủ, từ đó học hỏi điều hay, tránh các hạn chế. Quan sát sự hiện diện trực tuyến của họ, thậm chí đăng ký nhận email từ đối thủ để biết họ đang làm gì.

“Theo dõi đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt với các đơn vị cùng phân khúc và luôn đi trước người còn lại một bước”, trang này viết.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?40/25 Bui Vien, Pham Ngu Lao Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner