Các rào cản phi thuế quan cần lưu ý khi xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường EU
Hiệp định thương mại tự do EVFTA được ký kết đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần lưu ý các quy định về phi thuế quan để tránh các sai phạm liên quan.
EU là một trong bốn bạn hàng thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai bên ngày càng được thúc đẩy khi các doanh nghiệp khai thác tốt các lợi ích từ EVFTA.
Thủy hải sản xuất là một trong những nhóm hàng được xóa bỏ thuế quan trong vòng 7 năm. Điều đó góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang châu Âu, nhất là sản phẩm cá tra.
Trong quá trình tiếp cận, các doanh nghiệp cần lưu ý những rào cản phi thuế quan đối với thị trường này.
Yêu cầu nguồn gốc xuất xứ đối với hàng xuất thủy hải sản
Sản phẩm thủy hải sản xuất nhập khẩu phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Vì vậy, nguyên liệu phải có xuất xứ thuần túy, trừ một số ngoại lệ.
Một số sản phẩm có thể sử dụng nguyên liệu là mực và bạch tuộc của một số nước thành viên ASEAN. Các nguyên liệu kể trên phải bảo đảm hai điều kiện sau.
- Là nguyên liệu có mã HS 030751 hoặc 030741
- Là nguyên liệu từ những nước ASEAN có ký kết FTA với EU. Các nước này phải có cam kết thực thi đầy tuân thủ Nghị định thư 1 trong hợp tác với EU.
Yêu cầu đối với thị trường ngách thủy hải sản xuất khẩu
Các sản phẩm tại EU phải được chứng nhận rõ ràng để được công nhận là sản phẩm hữu cơ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cá tra phải nghiêm chỉnh tuân theo các quy tắc nuôi hữu có để định giá cao hơn cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Chứng nhận hữu có sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình, nhất là tại Đức và Thụy Sĩ.
Quy định đối với việc xử lý cá tra xuất khẩu
EU đặt ra yêu cầu không sử dụng oxit cacbon (CO) trong việc xử lý cá tra. Nguyên nhân là do EU lo ngại quá trình xử lý trên tác động tiêu cực đến đánh giá chất lượng, tình trạng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý trong chuỗi cung ứng của mình để tránh vi phạm quy định trên.
Yêu cầu về minh bạch trọng lượng tịnh của hàng thủy sản xuất khẩu
EU đưa ra quy định rất rõ về trọng lượng thực của các sản phẩm cá tra. Theo đó, người xuất khẩu phải cập nhật thông tin trọng lượng tịnh rõ ràng của sản phẩm trên bao bì dưới dạng thông tin “xác định mua hàng”. Điều này giúp tránh sai lệch thông tin và gây nhầm lẫn.
Do đó, trong quá trình đóng gói, doanh nghiệp cần lưu ý ghi trọng lượng cá tra không mạ băng rõ ràng. Minh bạch về lượng nước trong và xung quanh sản phẩm giúp tránh gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với hàng xuất thủy hải sản
Quả trình kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện trước khi vận chuyển do người mua hoặc trong phòng thí nghiệm độc lập. Sản phẩm không được chứa chất gây ô nhiễm. Giấy chứng thư vệ sinh kèm theo sản phẩm là yêu cầu bắt buộc
Các sai phạm sẽ bị báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF). Khi đó, container hàng hóa sẽ được kiểm tra tại cảng nhập trong 2 đến 3 tuần với mọi chi phí do người xuất chịu.
Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU