Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vượt khó

Dịch Covid-19 khiến tiêu thụ hàng hoá khó khăn, sản xuất chững lại, nhất là với mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến, dẫn đến nguy cơ cuối năm 2021 Việt Nam thiếu hàng để xuất khẩu.

Phát biểu tại Hội nghị Giao thương trực tuyến thanh long Việt Nam với các thị trường xuất khẩu tiềm năng 2021, được tổ chức gần đây, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Việt Nam đang trong tình trạng rất khó khăn với hàng xuất khẩu, nhất là nông sản. Sự đứt gẫy chuỗi cung ứng, gián đoạn trong lưu thông, vận chuyển đường biển giữa Việt Nam và các thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, chi phí tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Theo lãnh đạo Cục xúc tiến thương mại (XTTM), dự báo vào khoảng cuối năm 2021, các nền kinh tế lớn, nơi có đủ vaccine sẽ có mức tăng trưởng khá về kinh tế và GDP. Nhu cầu về nông sản, thực phẩm và hàng chế biến – lợi thế của Việt Nam- tăng rất cao. Trong khi đó, đối mặt với khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, sự đứt gẫy nguồn cung dẫn đến nguy cơ cuối năm nay Việt Nam thiếu hàng hoá cho xuất khẩu.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất cung ứng nông sản 19 tỉnh, thành phố ở phía Nam, Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng chỉ ra: Nhu cầu thị trường hiện vẫn rất lớn song trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều vùng nguyên liệu bị phong tỏa, việc thu hoạch và sản xuất tại một số tỉnh đang gặp nhiều khó khăn. Dự kiến 6 tháng cuối năm, nguồn cung nông sản phục vụ cho xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Riêng mặt hàng rau quả, dự kiến sẽ giảm khoảng 30%.

Hiện một số mặt hàng nông sản như thanh long, chuối, dứa, chanh, gà lông trắng… đến vụ nhưng khó tiêu thụ, ứ đọng, giá xuống thấp, dẫn đến một bộ phận nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp băn khoăn trong tái đầu tư sản xuất. Điều này trực tiếp dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn hàng cho xuất khẩu những tháng cuối năm.

Về mặt hàng thuỷ sản, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 70% nhà máy chế biến đã ngưng sản xuất nên cá tra đến lứa vẫn chưa được thu hoạch. Để duy trì lượng cá này, các doanh nghiệp mỗi ngày phải chi tiền thức ăn cho cá lên đến hàng chục triệu đồng/ao. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến cá tra còn hoạt động đang rất chật vật tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Dự báo, trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục kéo dài và Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước ASEAN (trong đó có Việt Nam), xuất khẩu thủy sản cả năm chỉ có thể đạt tối đa 8,8 tỷ USD, thấp hơn so với mục tiêu đề ra.

Trước thực trạng trên, ông Vũ Bá Phú cho biết: Bộ trưởng Bộ Công Thương đã giao nhiệm vụ cho Cục XTTM xây dựng văn bản đánh giá và gửi về các địa phương. Từ đó, địa phương có phương án khuyến cáo, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức sản xuất, chuẩn bị hàng hoá để có thể tận dụng được cơ hội thị trường mang lại.

Lãnh đạo Cục XTTM cũng đề nghị, hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục bám sát thị trường, thông tin chính xác cho các đơn vị liên quan trong Bộ để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp về cơ hội thị trường, tiêu chuẩn và những lưu ý đặc thù với mặt hàng nông sản ở thị trường sở tại.

Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2021, dự kiến kế hoạch năm 2022 của ngành Công Thương, Bộ Công Thương cũng nhận định, nửa cuối năm 2021, nhu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hoá trên thị trường thế giới. Các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng hoá trong nước.

Do đó, Bộ Công Thương khuyến khích các ngành hàng nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất đảm bảo đủ nguồn hàng cho xuất khẩu. Cùng đó, để tận dụng triệt để các cơ hội thị trường, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh hoạt động XTTM cho các ngành hàng, ưu tiên hàng nông sản nhằm mở rộng đầu ra, gỡ ách tắc trong tiêu thụ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất; hỗ trợ tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đa dạng hoá hoạt động và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động XTTM, tăng cường hoạt động XTTM trên môi trường internet trong trường hợp dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?40/25 Bui Vien, Pham Ngu Lao Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner