Bị Trung Quốc cấm cửa hàng xuất khẩu, Australia chứng minh: “Vắng mợ thì chợ vẫn đông”
Các nhà phân tích cho biết việc Trung Quốc chặn nhập khẩu hàng hóa của Australia không gây thiệt hại như họ mong muốn vì quốc gia châu Đại dương đã tìm thấy thị trường mới cho hàng hóa của mình.
Căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc Australia ủng hộ điều tra nguồn gốc Covid-19 và cách xử lý của Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào hàng nhập khẩu từ Australia. Hàng loạt các mặt hàng chủ lực như lúa mạch, rượu vang, thịt bò, bông và than đá của Australia trở thành nạn nhân.
Viện Lowy có trụ sở tại Australia cho biết các mặt hàng xuất khẩu này được nhắm mục tiêu khoảng 25 tỷ USD vào năm 2019, tương đương 1,3% GDP của Australia. Tuy nhiên, việc Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, quay lưng khiến các nhà phân tích nghĩa rằng Australia sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề.
- Tuy nhiên, bây giờ, các chuyên gia nhận thấy Australia đã hạn chế được thiệt hại bằng cách chuyển phần lớn xuất khẩu sang các nước khác. Roland Rajah, nhà kinh tế hàng đầu tại Viện Lowy, cho biết: “Xuất khẩu sang Trung Quốc có thể bị suy giảm trong các lĩnh vực bị trừng phạt nhưng phần lớn các mặt hàng này tìm được đích đến ở các thị trường khác”.
- “Các nhà xuất khẩu than của Australia dường như đã khá thành công trong việc chuyển hướng sang các thị trường khác”, Rajah cho biết. Vào tháng 1/2021, xuất khẩu than của Australia trên toàn cầu đạt 9,5 tỷ USD, cao hơn so với trước khi bị Trung Quốc nhắm mục tiêu. Ấn Độ là thị trường mới cho than của Australia..
Trong khi xuất khẩu quặng không phải sắt của Australia sang Trung Quốc giảm 40% trong năm qua, các công ty khai thác tìm thấy nhiều thị trường khác. Điều đó khiến thiệt hại kinh tế của Australia không cao như những dự đoán ban đầu.
Không chỉ than đá, các mặt hàng khác của Australia cũng tìm thấy những thị trường mới. Đây là dấu hiệu cho thấy sự chuyển hướng thương mại đáng kể của Australia. Lúa mạch, bông, hải sản và gỗ cũng đang tìm kiếm các thị trường khác.
- “Doanh số bán các sản phẩm này ở các thị trường khác đã tăng mạnh. Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra sau khi Trung Quốc leo thang các biện pháp trừng phạt nhằm vào Australia trong cuối năm 2020. Sự thay đổi báo hiệu sự chuyển hướng thương mại”, ông Rajah nhận định.
Tuy nhiên, vẫn có những lĩnh vực bị tổn thương, đó là thịt bò và rượu vang. Ngành công nghiệp rượu vang của Australia đã phải thực sự vật lộn để bù đắp những mất mát mà từ thị trường Trung Quốc. Đầu năm 2021, Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu vang Australia. Thịt bò của Australia cũng lâm vào tình cảnh tương tự.
Dẫu vậy, các chuyên gia cho rằng xuất khẩu những mặt hàng này chậm lại không chỉ do căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Nó có thể bắt nguồn từ đợt hạn hán gần đây ở Australia, dẫn tới việc hàng hóa không nhiều.
- “Điều đáng chú ý nhất là xuất khẩu đồng không tăng nhiều ngay cả khi giá đồng đã tăng hơn 30% trong năm nay. Điều đó cho thấy Australia đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm”, Marcel Thieliant, chuyên gia cấp cao về kinh tế Australia và New Zealand, cho biết.
Tuy nhiên, Australia không ngồi im chịu trói. Họ cũng đang đi tìm các thị trường khác trong bối cảnh mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Với những gì đang diễn ra, Australia đã thành công một phần.
Nguồn ST
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMARTLINK: ĐỒNG HÀNH TRÊN TỪNG MỤC TIÊU