QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
Ngày 31/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa.
Hàng hóa nguy hiểm
Hay còn gọi là hàng DG, đây là những sản phẩm chứa chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại cho con người, môi trường, an toàn và an ninh khi vận chuyển trên đường bộ hoặc đường thủy.
Vận chuyển hàng hóa DG cần phải tìm hiểu rõ về đặc tính hàng hóa và các lưu ý đặc biệt cho loại hàng này.
Phân loại hàng hóa nguy hiểm
Hàng hóa DG được chia thành 9 loại chính dựa theo tính chất hoá học và vật lý, bao gồm chất nổ, khí, chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, chất oxy hóa, chất độc hại, chất phóng xạ, chất ăn mòn và các loại nguy hiểm khác.
Ví dụ:
- Loại 1: Chất nổ, gồm các nhóm từ nguy cơ nổ rộng đến nổ nhỏ.
- Loại 2: Khí, phân thành khí dễ cháy, không cháy và độc hại.
- Loại 3: Chất lỏng dễ cháy.
Điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường bộ
- Người lái xe và nhân viên liên quan phải có chứng nhận hoàn thành huấn luyện về an toàn hàng hóa nguy hiểm.
- Phương tiện phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và dán biểu trưng hàng hóa DG. Khi hết vận chuyển, phương tiện phải được làm sạch và xóa biểu trưng.
Điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường thuỷ nội địa
- Thuyền viên và nhân viên phải có chứng chỉ chuyên môn và huấn luyện an toàn.
- Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng hàng hóa DG và làm sạch sau khi hoàn tất vận chuyển.
Xếp dỡ và lưu kho
- Việc xếp dỡ phải tuân thủ quy định về an toàn, không được xếp chung các loại hàng dễ gây nguy hiểm khi kết hợp. Khu vực lưu kho sau khi hết hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch.
Trách nhiệm của đơn vị vận tải:
- Sắp xếp phương tiện vận chuyển phù hợp với loại hàng hóa cần chở.
- Kiểm tra tình trạng an toàn của hàng hóa trước khi vận chuyển theo quy định.
- Tuân thủ đầy đủ các thông báo của bên thuê vận tải và các quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
- Dán biểu trưng nguy hiểm đúng loại, nhóm loại hàng hóa DG đang được vận chuyển.
- Sau khi dỡ hết hàng hóa DG, nếu không tiếp tục vận chuyển, phải làm sạch phương tiện và xóa hoặc bóc biểu trưng nguy hiểm.
- Chỉ tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển còn hiệu lực đối với loại hàng hóa yêu cầu có giấy phép, và đảm bảo biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm được dán đúng quy định.
- Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển chỉ khi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, và đóng gói an toàn.
- Khi vận chuyển các chất dễ cháy, dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc rắn khử nhạy qua cầu, hầm dưới 100m hoặc công trình đang thi công, phải tuân theo hướng dẫn của đơn vị quản lý.
- Đối với việc vận chuyển xăng dầu trên đường thủy nội địa, cần có phương án ứng phó sự cố tràn dầu.
- Đảm bảo người điều khiển phương tiện được huấn luyện an toàn về vận chuyển hàng nguy hiểm, hoặc thuê đơn vị có chức năng tổ chức huấn luyện.
Kết luận
Việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải có giấy phép, trừ một số trường hợp được miễn nhưng vẫn cần tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Nếu bạn cần hỗ trợ về dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, hãy liên hệ với SmartLink để nhận tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp! Với hơn 13 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp và đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường vươn ra thế giới.
Gọi vào hotline: 0935 766 039 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU