TÌM HIỂU VỀ GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT NHẤT
Giấy phép nhập khẩu là một trong những tài liệu quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nếu doanh nghiệp dự định nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, điều này không thể không chú ý đến các thông tin liên quan đến giấy tờ này. Vì thế, trong bài viết này, SmartLink sẽ giải thích ý nghĩa của giấy phép nhập khẩu là gì để mọi người hiểu rõ hơn.
1. Giấy phép nhập khẩu là gì?
Giấy phép nhập khẩu là một loại giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, cho phép một mặt hàng nhất định từ nước ngoài được doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Giấy phép này là bằng chứng về việc đăng ký và xác nhận quyền hợp pháp của doanh nghiệp để nhập khẩu hàng hóa. Việc có giấy phép nhập khẩu rất quan trọng để đảm bảo việc nhập khẩu được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và tránh các vấn đề liên quan đến pháp lý và hải quan trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
Hiện nay, theo quy định có hai loại giấy phép nhập khẩu:
- Giấy phép nhập khẩu tự động: Được cấp cho các doanh nghiệp như một hình thức xác nhận với cơ quan nhà nước về việc nhập khẩu một lô hàng của mình. Những doanh nghiệp được cấp giấy phép này thường đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý, kỹ thuật và chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước.
- Giấy phép nhập khẩu không tự động: Là giấy phép được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra.
Theo Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, nếu hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép mà lại không có, sẽ bị xử phạt.
2. Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép thuộc quản lý
- Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế, hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan,… (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương).
- Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải (phạm vi quản lý của Bộ Giao Thông vận tải).
- Thuốc bảo vệ thực vật các loại, chế phẩm sinh học, phân bón,… (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).
- Tem bưu chính, các sản phẩm giám sát, an toàn thông tin mạng,… (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông).
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc chưa đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trang thiết bị y tế,… (phạm vi quản lý của Bộ Y tế).
Danh sách hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép được liệt kê đầy đủ và chi tiết tại Phụ lục III của Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính Phủ.
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Giấy phép nhập khẩu là gì”, hy vọng bài viết trên đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến giấy phép nhập khẩu. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích! Tại đây, chúng ta sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ, giải pháp giúp hàng hóa vươn ra thế giới với cam kết tận tâm, đồng hành cùng khách hàng. Chúng tôi tự hào là đơn vị với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải.
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU