SO SÁNH VÀ PHÂN BIỆT HÀNG FCL VÀ LCL
Bạn là một nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu hàng theo điều kiện CIF hay FOB? Trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua container đường biển, thường bạn sẽ phải xác định liệu hàng của mình là LCL hay FCL. Nhưng những thuật ngữ này có ý nghĩa gì và khi nào bạn nên sử dụng chúng? Cùng SmartLink phân biệt hàng FCL và LCL nhé!
1. Định nghĩa để phân biệt hàng FCL và LCL
FCL và LCL là hai khái niệm thường được sử dụng để mô tả các lô hàng vận chuyển bằng container:
- FCL, viết tắt của Full Container Load, đề cập đến việc hàng của bạn được đóng riêng trong một container mà không chung với hàng của người khác.
- LCL, là viết tắt của Less than Container Load, chỉ lô hàng lẻ, thường được kết hợp từ nhiều chủ hàng khác nhau trong cùng một container.
2. LCL giúp bạn quản lý tồn kho hiệu quả hơn
Nếu bạn đang đối mặt với hạn chế vốn khi nhập hàng hoặc không có diện tích lớn để lưu trữ container, LCL (hàng lẻ) có thể là lựa chọn phù hợp. Thay vì mua số lượng lớn từ nhà cung cấp, bạn có thể mua theo lô hàng lẻ và duy trì tồn kho ở mức ổn định, linh hoạt. Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý nguồn vốn nhập hàng và tránh tình trạng đọng hàng quá lâu tại kho.
3. Về chi phí, LCL thường đắt hơn FCL
Thực tế đã chứng minh rằng, LCL thường có chi phí vận chuyển cao hơn FCL và được tính theo giá cước của mỗi khối hàng hoặc trọng lượng hàng. Điều này là do các công ty giao nhận và hãng tàu thường ưa chuộng vận chuyển container đầy đủ hơn là phải xếp đủ hàng lẻ vào một container. Ngoài ra, nhiều loại phí khác cho hàng lẻ thường đã được xác định sẵn và không phụ thuộc vào lượng hàng trong container.
4. Tốc độ vận chuyển FCL thường nhanh hơn LCL
Khi hàng FCL đến cảng đích, quy trình dỡ hàng và giao hàng cho người nhận thường diễn ra nhanh chóng hơn so với hàng LCL. Quy trình này phức tạp hơn đối với hàng LCL vì phải kiểm tra hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau, xử lý các giấy tờ cho mỗi lô hàng, và sắp xếp giao hàng cho từng chủ hàng. Mọi bước trong quá trình nhận hàng LCL đều có thể bị trì hoãn do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến toàn bộ các chủ hàng trong cùng một container.
5. LCL có nguy cơ hỏng hóc hàng hóa cao hơn
Trong trường hợp của LCL, bạn không có quyền lựa chọn vị trí cho hàng hóa của mình trong container. Điều này có thể gây nguy hiểm khi vận chuyển một số loại hàng như chất lỏng, hàng nặng, hoặc hàng có mùi đặc biệt. So với FCL, khi bạn biết chính xác hàng gì được đặt trong container, bạn có thể quản lý rủi ro hàng hóa tốt hơn. Đồng thời, với LCL, do không biết chính xác vị trí của hàng hóa, có thể gây ra sự nhầm lẫn, thất lạc hàng hóa, và tăng nguy cơ hỏng hóc.
Trên đây là thông tin chi tiết về phân biệt hàng FCL và LCL mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên mà SmartLink cung cấp sẽ giúp cho người đọc những thông tin cơ bản. Nếu bạn đang tìm hiểu và mong muốn hợp tác với một đơn vị có thể hỗ trợ về các chứng nhận, tài liệu liên quan đến logistics, xuất nhập khẩu thì Smart Link Logistics là một lựa chọn tốt để trải nghiệm.
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU