LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG TỪ ẤN ĐỘ VỀ VIỆT NAM
Đàm phán ký kết hợp đồng
Nhà cung cấp đầu Ấn Độ và nhà thu mua đầu Việt Nam tiến hành đàm phán để ký hợp đồng.
Những điều khoản cần thống nhất:
- Tên hàng/mã hàng
- Quy cách hàng hoá
- Số lượng/trọng lượng hàng hoá
- Giá cả
- Cách đóng gói
- Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW,..)
- Thời gian giao hàng
- Chứng từ hàng hóa từ đối tác kinh doanh.
Lưu ý đối với điều kiện giao hàng trong thương mại Việt Nam – Ấn Độ
Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB và CNF, nhà nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Đối với công việc này, bạn có thể tự thực hiện hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.
Còn nếu hàng hóa của bạn được nhập vào với điều kiện DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng về kho cho bạn. Và để thực hiện được công việc này, bạn phải cung cấp được những chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ về Việt Nam
Để thực hiện được bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Bạn cần phải có bộ chứng từ để làm được hồ sơ hải quan. Thông thường, sau khi hàng của bạn được xếp lên tàu tại cảng nước ngoài. Người bán hàng sẽ gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc bao gồm:
- Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 3 bản chính
- Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 3 bản chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK,…để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu
- Ngoài ra, còn một số giấy tờ khác như: Chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch,…(nếu có).
Hiện nay, bạn có thể thực hiện việc kê khai hải quan qua các phần mềm hải quan điện tử. Sau đó, bạn in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để đem đến chi cục hải quan. Tùy theo kết quả truyền tờ khai là luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ.
Trong trường hợp luồng vàng, hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng từ Ấn Độ bao gồm:
- Bộ tờ khai hải quan và phụ lục: 2 bản
- Hóa đơn thương mại: 1 bản sao
- Vận đơn: 1 bản sao
- Hóa đơn cước biển (với điều kiện FOB): 1 bản sao
- Các chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng (nếu có),…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, bạn đem hồ sơ đến chi cục hải quan làm thủ tục và nộp thuế để được thông quan. Tiếp theo, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi. Bước cuối cùng trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là chuyển hàng hóa về kho. Sau khi làm thủ tục hải quan, bạn phải chuẩn bị và bố trí các phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.
Gọi vào hotline: 0903 354 157 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU