DOANH NGHIỆP VIỆT CẦN LÀM GÌ TRƯỚC CƠN BÃO LẠM PHÁT ?
Năm 2023, nền kinh tế thế giới dường như đang có những sự tái cấu trúc lại. Lạm phát vẫn diễn ra, xu hướng tiêu dùng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp vững tay chèo
Không chùn bước trước khó khăn
Năm 2023, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 393 – 394 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2022.
Kết thúc quý I/2023, chúng ta mới hoàn thành 20% chỉ tiêu, nghĩa là áp lực cho những quý tiếp theo chắc chắn sẽ nhiều hơn.
Trong báo cáo mới công bố, Oxford Economics cho rằng tình trạng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm vẫn chưa kết thúc, vì nhu cầu toàn cầu dự báo suy yếu cả năm 2023.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), không phải cứ dự báo khó là xuất khẩu Việt Nam sẽ chùn bước. Bởi trong giai đoạn Covid-19 khó khăn như vậy, xuất khẩu Việt Nam vẫn “vượt được qua khe cửa hẹp”, tăng 7% năm 2020 và 19% năm 2021.
Do đó, TS. Nguyễn Thị Thu Trang khuyến cáo các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm thị trường, linh hoạt chuyển đổi sản xuất cho phù hợp với tình hình (đơn nhỏ, giao nhanh), tìm cách khai thác thị trường 100 triệu dân nội địa… để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
Bức tranh không chỉ toàn màu xám
Bên cạnh những dự báo kém vui thì vẫn có những dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi xuất khẩu nhẹ trong nửa cuối năm 2023 nhờ mức nền thấp trong nửa cuối năm 2022 và được hỗ trợ từ việc nhu cầu của Trung Quốc phục hồi mạnh sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Về cơ bản, những tác động chính sách của Việt Nam vẫn đang theo chiều hướng rất tốt. Cụ thể, đồng tiền của Việt Nam vẫn đang ổn định, đây là cơ hội cho xuất nhập khẩu cũng như sản xuất. Lãi suất tín dụng đang hạ một cách tương đối nhanh chóng, việc này cũng góp phần kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính phủ cũng vừa ban hàng việc giãn hoãn thuế VAT, tiền thuê đất, đồng thời giảm 2% thuế VAT. Việc này sẽ kích thích tiêu dùng trong nước, kích thích cho sản xuất do yếu tố đầu vào cho sản xuất giảm.
Một số phương án vượt qua cơn bão lạm phát
Song song với giữ thị trường truyền thống, hệ thống các Thương vụ, Đại sứ quán và Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng phải tích cực mở rộng các thị trường mới, nhất là tại các thị trường mà chúng ta ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, tận dụng các lợi thế của FTA.
Cần nắm bắt lại thị trường trong nước, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Với tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng trong quý I/2023 khoảng 15%, như vậy tốc độ tiêu dùng của người dân Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh. Các doanh nghiệp cần coi việc nắm bắt thị trường Việt Nam là chiến lược, là cứu cánh cho mình.
Ngoài ra, việc liên kết giữa các doanh nghiệp, ngành nghề cần đi vào nề nếp để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa. Bài toán chuỗi sản xuất kinh doanh và công nghiệp hóa nông nghiệp phải đi liền với nhau, khi đó, giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Đánh giá, rà soát và định vị lại sản phẩm, thị trường, quản trị, công nghệ, mô hình sản xuất là vấn đề các doanh nghiệp đang tính toán trong dài hạn. Về ngắn hạn, việc duy trì sản xuất, thích ứng với hoàn cảnh là những giải pháp được nhiều chủ doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn để lèo lái công ty vượt cơn bão lạm phát.
Gọi vào 090 335 41 57 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU