TRUNG QUỐC BAN HÀNH NHIỀU QUY ĐỊNH MỚI, ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM?

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc), trong thời gian gần đây, Hải quan Trung Quốc  liên tiếp ban hành các chính sách, quy định mới để siết chặt, nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Dự báo, động thái này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Mạnh tay ngăn chặn dịch bệnh trên hàng hóa nhập khẩu

Cụ thể, Hải quan Trung Quốc mới đây ban hành Thông báo số 15/2023 về việc tăng cường quản lý đối với người và hàng hóa đến từ nước và vùng lãnh thổ có dịch đậu mùa khỉ. Việt Nam hiện tại mới ghi nhận có ca mắc và chưa hình thành dịch, do đó không nằm trong nhóm bị cảnh báo.

Hải quan Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu gia cầm hay các sản phẩm từ gia cầm có nguồn gốc từ Argentina khi phát hiện dịch cúm H5 trên gia cầm tại nước này có diễn biến phức tạp…

Các quy định này cho thấy, Trung Quốc rất mạnh tay trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào nước này, với các biện pháp rất cứng rắn như cấm nhập khẩu toàn bộ nhóm hàng và tạm dừng toàn bộ tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp đã có đăng ký với hải quan khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Không thay đổi, doanh nghiệp sẽ bị đào thải

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, trong tháng 2, xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc đạt 15,33 tỉ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, một số nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc có tăng trưởng tích cực như: rau quả tăng 5,2%; phi lê cá tra, cá basa tăng 16%, đạt giá trị hơn 25 triệu USD.

Đối với thị trường Trung Quốc, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu khi đàm phán thành công, mở cửa thị trường cho những mặt hàng nông sản có giá trị cao: sầu riêng, chanh leo, tổ yến, khoai lang…

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc đang phục hồi kể từ khi nước này nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và mở cửa trở lại, đặc biệt là dỡ bỏ các quy định xét nghiệm, khử trùng đối với hàng hóa, nhất là hàng đông lạnh nhập cảnh…

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh cảnh báo, hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản sẽ phải cạnh tranh với các đối tác cùng xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là nhóm mặt hàng nông sản cùng loại. Không chỉ vậy, hàng hóa, nông sản Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh với chính sản phẩm được sản xuất ngay tại Trung Quốc.

Cùng với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, Trung Quốc không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa, nông sản nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu nếu không cải thiện về quy trình sản xuất, chất lượng hàng hóa sẽ đối diện nguy cơ cao bị đào thải khỏi thị trường Trung Quốc.

Đáng lo ngại, theo Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, tình trạng hàng thực phẩm, nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị cơ quan hải quan nước này cảnh báo vi phạm tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam và tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Gọi vào 090 335 41 57 để biết thêm thông tin chi tiết

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?215-217 Tran Hung Dao, Co Giang Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bãi  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freight, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner