Rau quả Việt Nam mới chỉ chiếm 2% tại thị trường EU
Nhu cầu nhập khẩu của EU là rất lớn
Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) cho biết, EU là thị trường truyền thống của DOVECO từ rất lâu. Là một trong những doanh nghiệp có đơn hàng chanh leo xuất khẩu sang EU ngay khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, DOVECO hiện đang bận rộn thực hiện các đơn hàng xuất khẩu lớn đi EU.
Sở dĩ DOVECO xác định EU là thị trường truyền thống là do, thứ nhất, dư lượng nhập khẩu của EU rất lớn. Thế giới có 8 tỷ dân thì EU chỉ có khoảng 500 triệu dân nhưng nhu cầu nhập khẩu của thị trường này chiếm khoảng 45% ở mặt hàng rau quả.
Vấn đề thứ hai, đối với các nước EU nói riêng và các nước châu Âu nói chung, họ không trồng được các loại rau quả nhiệt đới như dứa, chuối, chanh leo…
Một điều nữa đối với châu Âu là thanh toán sòng phẳng và nghiêm túc. Đây là một điều rất thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sau khi có Hiệp định EVFTA, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã tốt hơn nhiều. Bên cạnh đó, về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam chỉ phải cạnh cạnh tranh với các nước vùng Nam Mỹ, Nam Mỹ, Peru, Equador là những nước có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu khá tương đồng với Việt Nam.
Cần hỗ trợ tốt hơn trong khâu quảng bá
Ông Đinh Cao Khuê cho rằng: “Để các doanh nghiệp cạnh tranh được, không những ở thị trường EU và thị trường trong nước, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ thì bản chất doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh”.
Để làm được điều này, doanh nghiệp phải làm tốt hai vấn đề, thứ nhất là chất lượng hàng hóa phải tốt. Thứ hai là giá thành hợp lý.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ vì đây vẫn là cách tiếp cận cơ bản nhất. Có nhiều cách tiếp cận như thương mại điện tử, Facebook… nhưng hội chợ vẫn là cách tiếp cận cơ bản nhất.
Đối với doanh nghiệp, ông Khuê cho rằng, cần đầu tư vào sản xuất lớn để có thể áp dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật, từ phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc và đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm giá thành để tăng cạnh tranh.
Một vấn đề nữa là phải hình thành chuỗi liên kết từ bà con nông dân, các hợp tác xã đến các thương lái để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm.
Ông Đinh Cao Khuê khẳng định, EU là thị trường tốt và bền vững. Tuy nhiên, trước mắt cũng có những ảnh hưởng nhất định, ví dụ như là xung đột Nga – Ucraina ảnh hưởng chung đến kinh tế toàn cầu và lạm phát. Đây là những yếu tố khách quan mà chúng ta không thể hạn chế được.
=> Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, nếu chúng ta làm “chuẩn bài”, từ khâu làm nguyên liệu đến các vận tải đến, đặc biệt là tập huấn cho những người lao động, kể cả nông nghiệp, kể cả công nghiệp và đảm bảo môi trường thì xuất khẩu sang EU không phải là khó và dư lượng rất lớn. Chưa kể, các đối tác ở EU cũng rất biết đến Việt Nam. Cho nên là doanh nghiệp cần gắn bó, đoàn kết và cùng hợp tác với nhau để làm sao đảm bảo được lợi ích, từ người lao động đến nhà sản xuất và người tiêu dùng thì sẽ bền vững.
Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU