Thuỷ sản Việt Nam vì sao khó mở rộng thị phần tại khu vực RCEP?

Giá thành kém cạnh tranh, xuất khẩu sản phẩm thô và chưa có thương hiệu là trở ngại lớn cho thuỷ sản Việt Nam mở rộng thị phần tại khu vực RCEP.

Thuỷ sản Việt Nam hiện chiếm 63% thị phần tại khu vực RCEP (Hiệp định Đối tác toàn diện kinh tế khu vực). Với xu hướng dân số tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng tăng cao và sản lượng thuỷ sản nội địa không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, nhiều thị trường trong khối RCEP có nhu cầu thực sự cao đối với thuỷ sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tăng kim ngạch cũng như thị phần xuất khẩu sang các thị trường này được nhận định không dễ. Đầu tiên là giá, bà Trần Lê Dung – Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, cho hay: Trên thị trường Malaysia, giá thuỷ sản của Việt Nam đang cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan. Thực tế, Thương vụ Việt Nam đã kết nối doanh nghiệp trong nước với đối tác có nhu cầu nhập khẩu cá khô, cá ngừ nhưng giao dịch không thành cũng bởi giá.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho rằng điều này khá đáng tiếc. Bởi lẽ, Malaysia tuy quy mô dân số không lớn nhưng là quốc gia đạo hồi nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản khá cao. Mặt khác, Malaysia không chỉ là thành viên của RCEP mà còn tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, thâm nhập được vào thị trường này thuỷ sản Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường khác.

Cũng cho hay giá là điểm khó nhất để thuỷ sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu, bà Lê Thị Phương Hoa – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Lào cũng đồng thời thông tin: Hầu hết thuỷ sản có giá phải chăng đang được bày bán tại các chợ của Lào là hàng Thái Lan.

Theo nhận định chung của nhiều đại diện Thương vụ Việt Nam tại thị trường khối RCEP, chi phí vận chuyển tăng cao đột biến trong hơn 2 năm trở lại đây là nguyên nhân khiến thuỷ sản Việt Nam bị đội giá xuất khẩu. Hơn nữa, với một số thị trường khoảng cách địa lý xa, không thuận lợi trong vận chuyển cũng khiến hàng thuỷ sản kém cạnh tranh. Dù là nguyên nhân nào đi nữa, yếu tố giá đang là thách thức lớn cho doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam trong việc tận dụng ưu đãi thuế quan, mở rộng thị phần, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Cùng với giá, không có thương hiệu cũng là vấn đề thuỷ sản Việt Nam phải đối mặt khi tăng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường cấp cao trong khối RCEP. Bà Nguyễn Thu Hường- Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho hay: Bài toán thương hiệu của thuỷ sản Việt Nam chưa có lời giải hữu hiệu. “Cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang Australia đóng gói theo mẫu và logo của nhà phân phối, chỉ có duy nhất dòng chữ made in Việt Nam do vậy độ nhận diện rất mờ nhạt”, bà Nguyễn Thu Hường ví dụ.

“Thương vụ Việt Nam tại Australia mong muốn doanh nghiệp trong nước cùng phối hợp thực hiện nhiều hoạt động quảng bá, tăng tính nhận diện của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường”, bà Nguyễn Thu Hường bày tỏ.

Hiệp định RCEP với 15 thành viên, trong đó có những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…mở ra cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu cho thuỷ sản Việt Nam. Nhiều thị trường trong khối có nhu cầu thực sự cao đối với mặt hàng thuỷ, hải sản.

Trung Quốc là điển hình, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt trong nước của Trung Quốc hiện đạt 64 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu tiêu dùng lên tới 67,3 triệu tấn/năm, quốc gia này đang nhập khẩu lượng lớn thuỷ sản mỗi năm.

Tương tự thị trường Nhật Bản, với quy mô dân số 125 triệu người, có mức sống cao lại là quốc gia có truyền thống tiêu thụ thuỷ sản lâu đời. Năm 2019, Nhật Bản là một trong ba quốc gia nhập khẩu nhiều thuỷ sản nhất thế giới. Mặt khác, số lượng 450.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản cũng là một kênh tốt để thuỷ sản Việt Nam thâm nhập và tăng sự hiện diện trên thị trường này.

Tuy nhiên, để biến cơ hội từ RCEP thành hiện thực, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp trong nước cần tối ưu hoá sản xuất, giảm chi phí logictics để giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh. Chú trọng đầu tư cho chế biến sâu sản phẩm và xây dựng thương hiệu nhằm tăng giá trị cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.

Tuân thủ các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu. Cập nhật thông tin kịp thời chính sách xuất nhập khẩu của thị trường mục tiêu để có điều chỉnh kịp thời. Tiến trước một bước trong đáp ứng các tiêu chuẩn “mềm” như trách nhiệm xã hội, sản xuất xanh sạch bởi lẽ đây là điểm cộng khi các nhà nhập khẩu lựa chọn đối tác.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?40/25 Bui Vien, Pham Ngu Lao Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84 703 747 603
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan
partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner