NHẬP KHẨU ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU
Bạn muốn nhập khẩu chính thống độc quyền một thương hiệu uy tín nào đó trên thế giới về Việt Nam. Chủ đề này rất cần thiết cho các doanh nghiệp đã có kinh doanh trong nước hoặc các bạn muốn phát triển lĩnh vực kinh doanh của mình theo hướng chuyên nghiệp hơn.
Mua bán hàng hoá quốc tế ngày càng trở nên dễ dàng hơn: bạn có 2 cách để có hàng hoá kinh doanh: 1 là sản xuất ra hàng hoá đó ví dụ như bạn có công thức sản xuất bánh gạo mật ong thì có thế sản xuất ra bánh gạo sau đó đi phân phối, 2 là trong trường hợp các mặt hàng bạn muốn kinh doanh khó sản xuất, đầu tư chi phí ban đầu lớn thì tìm kiếm một nơi sản xuất ở nước ngoài sau đó đàm phán hợp đồng phân phối tại Việt Nam. Khi bạn có đặc quyền kinh doanh này thì bạn sẽ dễ dàng quyết định các chính sách bán hàng: như giá bán lẻ, bán sỉ, giao hàng, chăm sóc khách hàng, bảo hành…
Câu hỏi đặt ra là nhập khẩu một thương hiệu quốc tế về Việt Nam có khó không? Thạch đã tư vấn cho khá nhiều khách hàng và nhìn nhận vấn đề này khá đơn giản.
Đầu tiên bạn cần làm việc trực tiếp với người có quyền quyết định việc thương lượng việc nhập khẩu và phân phối nhãn hàng đó tại Việt Nam. Để làm được việc này trước tiên bạn cần phải hiểu thị trường trong lĩnh vực bạn kinh doanh và gửi cho họ kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng, kế hoạch tài chính để làm sao phân phối mặt hàng do nhà máy này sản xuất vào thị trường Việt Nam. Đây là dịp để hai bên thăm dò nhu cầu và khả năng của nhau, có thể sẽ có những buổi gặp mặt trực tiếp khi bạn qua bên nước ngoài họp hoặc họ sẽ đến Việt Nam nếu cần thiết.
Sau khi thương lượng xong các điều khoản hợp tác, bạn cần tìm hiểu về danh mục sản phẩm và đưa ra đơn hàng mẫu để nhập về kiểm tra hàng hóa và xem hàng hóa có thực sự phù hợp với người tiêu dùng hay không. Ví một nhà máy có thể sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau như mặt hàng văn phòng phẩm: thì có thể có viết, bút bi, bút chì, tập, giấy vẽ…. Trong trường hợp bạn đã hiểu mặt hàng này thì có thể mạnh dạng nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn.
Để tiến hành nhập khẩu 1 lô hàng thì việc làm hợp đồng, rồi tiến hành thanh toán quốc tế, xác định bên đứng ra vận chuyển và mua bảo hiểm hàng hóa quốc tế cho mình để đưa hàng hóa từ nhà máy sản xuất về Việt Nam. Cả quy trình này cũng khá đơn giản nên chỉ cần các bạn có thể tìm hiểu một chút nữa là có thể tự xây dựng và vận hành việc nhập khẩu cho doanh nghiệp của riêng mình rồi nhé.
Chúc bạn sẽ thành công trong việc mở rộng kinh doanh quốc tế nhé!
Nguồn Smart Link Logistics
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.